Chủ tịch nước khẳng định đây là điều ước quốc tế về quyền con người nên sự tham gia của VN là phù hợp và cần thiết. Tuy nhiên, VN cần tuyên bố không áp dụng trực tiếp các quy định của công ước này.
Việc thực hiện các quy định của công ước sẽ tuân theo nguyên tắc Hiến pháp và pháp luật của VN trên cơ sở thỏa thuận hợp tác song phương hoặc đa phương với nước khác và nguyên tắc có đi, có lại.
Cụ thể, VN không coi công ước là cơ sở pháp lý trực tiếp để dẫn độ. Việc dẫn độ sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật VN trên cơ sở Hiệp định về dẫn độ mà VN đã ký kết hoặc tham gia hoặc nguyên tắc có đi, có lại.
Năm bị cáo của vụ án Công an TP Tuy Hòa dùng nhục hình làm chết nghi can (từ trái qua): Nguyễn Thân Thảo Thành, Đỗ Như Huy, Nguyễn Tấn Quang, Phạm Ngọc Mẫn, Nguyễn Minh Quyền. |
Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội nhất trí về sự cần thiết phê chuẩn công ước. “Việc phê chuẩn công ước phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước ta nhằm đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền con người cơ bản ở VN, góp phần vào việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” - báo cáo thẩm tra của ủy ban này viết.
Theo Ủy ban Đối ngoại, công ước có một số nội dung chưa được quy định trong văn bản pháp luật do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành.
Cụ thể, pháp luật VN chưa có quy định về tội danh tra tấn như tại điều 1 Công ước; chưa có quy định về từ chối dẫn độ đối với người có nguy cơ bị tra tấn, chưa quy định cụ thể việc bồi thường tổn thất cho nạn nhân bị tra tấn...
Các nội dung này đã được Chính phủ giao Bộ Công an nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung vào Bộ luật hình sự (sửa đổi) và Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi).