Báo cáo này được xây dựng chặt chẽ từ 97 chỉ tiêu đánh giá. Ví dụ như người lao động được phép tham gia công đoàn, được tổ chức đình công, được pháp lý bảo vệ ở mức nào. Các chỉ tiêu được đánh giá trên thang đo từ 5 (tồi tệ nhất) lên 1 (tốt nhất).
Trong số 139 quốc gia được khảo sát, các nước Đông Nam Á bao gồm Campuchia, Malaysia, Lào, Philippines đứng ở nửa dưới bảng xếp hạng với chỉ số 5. Báo cáo cho biết, người lao động ở các quốc gia này "không được đảm bảo quyền lợi".
Một công nhân đang kiểm tra quá trình sản xuất đồng tại nhà máy cáp Trường Phú, Hải Dương (ảnh: WSJ) |
Ba nước Indonesia, Thái Lan và Myanmar có thứ hạng cao hơn một chút, với chỉ số 4 và tình trạng chung là "xâm phạm quyền lợi mang tính hệ thống". Chính phủ hoặc doanh nghiệp các nước này thường "ra sức lấn át nghiêm trọng tiếng nói tập thể của người lao động, liên tục đe dọa quyền lợi cơ bản của họ".
Chỉ số này của Hoa Kỳ cũng chỉ ở mức 4. Makbule Sahan, tác giả bài báo cáo nhận định, đây là minh chứng cho thấy tại nước này mức độ phát triển chưa chắc đã đồng nghĩa với việc quyền của người lao động (gồm quyền làm việc, quyền thương lượng tập thể) được tôn trọng: "Chúng tôi đang nhìn nhận thẳng thắn vào tình trạng xâm phạm quyền lợi người lao động đang xảy ra thực tế trên thế giới, nhưng đáng tiếc là giữa phát triển kinh tế và tôn trọng quyền lao động lại không có mối tương quan cần có."
Vậy quốc gia nào là quán quân của Đông Nam Á? Đó chính là Singapore với chỉ số 3, vấn đề quốc gia này gặp phải là "thiếu sót trong luật", hay một số tình trạng như hạn chế thành lập công đoàn, không có quyền tổ chức đình công.
Báo cáo cho thấy, trong năm qua chính quyền của ít nhất 35 quốc gia đã bắt giữ hoặc bỏ tù người lao động nhằm "chống lại nhu cầu đòi quyền dân chủ, lương hợp lý, điều kiện làm việc an toàn và công việc bảo đảm hơn". Tại 87 quốc gia, người ta phát hiện thấy pháp luật và thực tiễn có dấu hiệu ngăn cản quyền đình công của người lao động.
Xét trên toàn châu Á, Nhật Bản khá nổi bật với chỉ số 2. Trung Quốc đứng gần cuối bảng với chỉ số 5.
Những quốc gia có luật lao động mạnh mẽ như Đức và Na Uy ghi điểm 1, tại đó quyền lao động tập thể "nói chung được đảm bảo".
Theo phương pháp tính điểm của bản báo cáo, mỗi khi vi phạm một chỉ tiêu, quốc gia đó sẽ bị ghi thêm điểm. Sau đó, tổng điểm sẽ được chuyển sang chỉ số. Số điểm vi phạm từ 0 đến 8 sẽ được xếp vào chỉ số 1, điểm vi phạm từ 36 trở lên sẽ được xếp vào chỉ số 5+.
Đan Mạch là quốc gia duy nhất đạt điểm 0 hoàn hảo vì tôn trọng toàn bộ 97 chỉ tiêu. Có 8 nước, trong đó có Somalia có chỉ số 5+, quyền lao động nơi đây không được tôn trọng vì sự suy sụp của hệ thống pháp luật.
Quốc gia |
Chỉ số |
Pháp |
1 |
Đức |
1 |
Ý |
1 |
Nam Phi |
1 |
Angola |
2 |
Nhật Bản |
2 |
New Zealand |
2 |
Úc |
3 |
Canada |
3 |
Israel |
3 |
Phần Lan |
3 |
Đài Loan |
3 |
Anh |
3 |
HongKong |
4 |
Indonesia |
4 |
Thái Lan |
4 |
Hoa Kỳ |
4 |
Ucraina |
5 |
Campuchia |
5 |
Trung Quốc |
5 |
Ấn Độ |
5 |
Lào |
5 |
Malaysia |
5 |
Thổ Nhĩ Kỳ |
5 |
Nhìn vào trích lược bản báo cáo, chúng ta có thể thấy rõ một số quốc gia tuy có nền kinh tế lớn nhưng chỉ số quyền của người lao động vẫn chỉ "nhàng nhàng" nửa dưới.
Việt Nam không xuất hiện trong báo cáo này, tuy nhiên có thể thấy tương quan thông qua phần đông các láng giềng ở Đông Nam Á đều xếp hạng 4, 5.