Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt xuất huyết

Sốt cao đột ngột, liên tục kèm xuất huyết dưới da, niêm mạc là 2 dấu hiệu chính cho thấy trẻ đã mắc sốt xuất huyết.

Trẻ mắc sốt xuất huyết có thể xuất hiện hiện tượng xuất huyết dưới da. Ảnh: Trương Hiếu.

Bệnh sốt xuất huyết là bệnh cấp tính do siêu vi dengue gây ra với 4 type huyết thanh (SXH-D). Theo bác sĩ Trần Minh Tuyến, khoa Sốt xuất huyết, Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ, trẻ bị sốt xuất huyết Dengue thường có những dấu hiệu sau:

- Sốt cao đột ngột, liên tục 2-7 ngày, không đáp ứng với thuốc hạ sốt.

- Chấm xuất huyết dưới da, chảy máu mũi, chảy máu chân răng.

- Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn.

- Da xung huyết, phát ban.

- Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.

Khi trẻ sốt cao đột ngột và liên tục kèm hiện tượng sốt xuất huyết dưới da hoặc niêm mạc như chảy máu chân răng, nôn hoặc đi tiêu ra máu, khả năng cao bé đã mắc sốt xuất huyết. Trong trường hợp này, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám bệnh sớm tại các cơ sở y tế có xét nghiệm máu để được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.

Phụ huynh nên tránh việc tự mua thuốc điều trị cho trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ; mặc quần áo dày, ủ chăn kín hay cạo gió, cắt lễ cho con.

Thay vào đó, bố mẹ nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Nếu trẻ sốt cao, phụ huynh có thể cho con sử dụng paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần mỗi 4-6 giờ, tuyệt đối không dùng aspirin, ibuprofen để hạ sốt do có thể gây chảy máu nặng thêm.

Nếu trẻ bị sốt khó hạ, phụ huynh có thể kết hợp thêm các phương pháp hạ sốt không dùng thuốc như lau người bằng nước ấm. Bên cạnh đó, trẻ cần được bổ sung đồ ăn dễ tiêu hóa, các chất vitamin và phải được uống nhiều nước.

Trong quá trình điều trị tại nhà, phụ huynh cần chú ý một số dấu hiệu sau để đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức:

- Lừ đừ, li bì hoặc khó đánh thức

- Nôn ói nhiều

- Đau bụng nhiều

- Xuất huyết niêm mạc

- Tay chân mát lạnh

Ngoài ra, trong cuộc sống hàng ngày, để tránh việc trẻ bị lây nhiễm sốt xuất huyết, bố mẹ cần chú ý không cho trẻ hoạt động dưới các nơi có môi trường tối tăm, ẩm thấp, ao tù nước đọng; ngủ màn cả ngày lẫn đêm để tránh muỗi, đồng thời sử dụng một số biện pháp diệt muỗi như sử dụng bình xịt, thắp nhang muỗi, phun thuốc chống muỗi…

Muốn ăn uống lành mạnh nhưng hay stress công việc? Muốn tập thể dục đều đặn nhưng hay làm việc trễ? Mục Sức khỏe của Zing giới thiệu một số sách để đồng hành cùng bạn từ phòng gym đến đường chạy, từ văn phòng đến bếp ăn. Tuyển tập này sẽ cung cấp thêm nhiều lựa chọn, và bớt đi một số nỗi lo trên hành trình cân bằng cuộc sống hiện đại.

Bộ Y tế: Tỷ lệ phá thai ở tuổi vị thành niên giảm

TS Tống Trần Hà khẳng định tỷ lệ phá thai tuổi vị thành niên của nước ta giảm so với 10 năm trước. Tuy nhiên, hệ quả của điều này vẫn rất nghiêm trọng.

Linh Thùy

Bạn có thể quan tâm