Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị ngộ độc thực phẩm

Khi thấy trẻ các dấu hiệu như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, khó thở... nghi ngờ do ngộ độc, phụ huynh cần ngưng việc ăn uống của trẻ và báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất.

Liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm làm tôi rất lo lắng về những thực phẩm con ăn hàng ngày. Làm sao để nhận biết con có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm và phải xử lý như thế nào?

TS.BS Lê Ngọc Duy, Trưởng khoa Cấp cứu - Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội)

Triệu chứng khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm gồm:

- Về tiêu hóa: Đau bụng, buồn nôn, nôn trớ, tiêu chảy.

- Về hô hấp: Ho, thở nhanh, khó thở, tím tái.

- Về thần kinh: Co giật, run tay chân, run giật cơ (ở mặt, ngực, đùi, cánh tay), yếu cơ, sau đó là liệt cơ. Trong trường hợp nặng hơn, trẻ có thể liệt cơ hô hấp, rối loạn nhịp tim hoặc hôn mê.

- Dấu hiệu tăng tiết: Đờm nhớt, dịch tiêu hóa, mồ hôi, nước bọt.

Khi nghi ngờ trẻ bị ngộ độc, phụ huynh phải chú ý kỹ xung quanh để tìm những vật nghi ngờ gây độc và liên hệ bệnh viện để được hướng dẫn cách sơ cứu.

Trong trường hợp chờ đợi vận chuyển đến cơ sở y tế, phụ huynh nên để trẻ nằm nghỉ và theo dõi tình trạng mất nước (khát, li bì, niêm mạc miệng mũi khô, tiểu ít…) của trẻ do ói mửa, tiêu chảy để đảm bảo bù nước đầy đủ.

Ngoài ra, phụ huynh có thể cho trẻ uống dung dịch oresol theo nhu cầu để đảm bảo cân bằng nước và điện giải. Nếu sốt cao, trẻ có thể dùng các thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol 10-15 mg/kg/lần và uống 4-6 giờ/lần (tối đa 0,5 g/lần và 2 g /ngày).

Đồng thời, trẻ phải tạm dừng tiêu thụ thức ăn, thuốc nghi ngờ gây ngộ độc, giữ lại toàn bộ thức ăn thừa, phân, chất nôn, thuốc đã dùng để đi xét nghiệm và báo ngay cho cơ quan y tế.

Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm cho trẻ, phụ huynh lưu ý:

- Cho trẻ rửa tay sạch với xà phòng trước khi sử dụng đồ ăn uống.

- Bảo quản đồ ăn thừa và các loại thực phẩm khác trong tủ lạnh nếu chưa cần dùng đến.

- Nấu thức ăn chín với nhiệt độ thích hợp và lưu trữ trong hộp sạch.

- Không để trẻ ăn uống mà không có sự giám sát của người lớn.

- Không sử dụng lại đồ ăn cũ có dấu hiệu bị hỏng và kiểm tra kỹ thời hạn sử dụng của các thực phẩm đóng gói trước khi sử dụng.

Bí ẩn của nước

Nước là một trong những thành phần quan trọng nhất đối với sức khỏe con người và sự sống trên Trái Đất. Tuy nhiên, nó ẩn chứa nhiều bí ẩn mà chúng ta chưa khám phá hết. Mục Sức khỏe của Zing giới thiệu cuốn sách Bí ẩn của nước để giúp bạn biết thêm nhiều tiềm năng của nước và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên.

Nguy cơ sức khỏe đối với người dân sống ở nơi nhiều bụi đỏ

Trước tình trạng lượng bụi lớn từ công trường sân bay Long Thành, bác sĩ cảnh báo nếu tiếp xúc thường xuyên, người dân có nguy cơ bị viêm mạn tính và xơ hóa đường thở.

Độc giả Lan Ngọc

Bạn có thể quan tâm