Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đấu giá sổ tiết kiệm cổ 'bốc hơi' chỉ còn vài ngàn

Trường hợp hy hữu, sổ tiền gửi tiết kiệm cách đây 30-40 năm chỉ được ngân hàng trả cả gốc và lãi vài ngàn đồng lại được người thích sưu tầm đồ cổ trả giá gần chục triệu đồng.

Sau vụ sổ tiết kiệm của bà Lê Thị Bích Thủy (quận Bình Thạnh TP. HCM) gửi tiết kiệm 270 đồng (tương đương gần 2 chỉ vàng thời điểm gửi), gửi không kỳ hạn tại Quỹ Tiết kiệm Xã hội chủ nghĩa thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ năm 1983. Sau hơn 30 năm, bà Thủy lên ngân hàng tất toán chỉ nhận được 4.385 đồng, nhiều người bắt đầu chú ý đến những cuốn sổ cũ kỹ này.

Anh Nguyễn Thanh Tuấn, quận 3, TP.HCM rao trên mạng, muốn đấu giá quyển sổ tiết kiệm mang tên mẹ mình là Nguyễn Thị Hồng đã gửi tại Quỹ tiết kiệm thuộc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, chi nhánh quận 1, Đà Nẵng.

Sổ tiết kiệm mang tên Nguyễn Thị Hồng gửi năm 1976.

Nguồn gốc cuốn sổ tiết kiệm là bà Nguyễn Thị Hồng làm phụ bếp tích cóp được 179 đồng đem đi gửi ngân hàng vào ngày 21/12/1976, kỳ hạn 3 tháng. Số tiền tối thiểu mà người dân gửi tiết kiệm ngân hàng lúc này là 2 đồng. Khi bà Hồng di chuyển từ Đà Nẵng vào Sài Gòn nên đến ngân hàng rút ra 50 đồng vào ngày 21/3/1977. Số tiền còn lại trong sổ tiết kiệm là 129 đồng.

Trong quá trình di cư vào Sài Gòn, chuyển xuống Đồng Nai rồi quay lại Sài Gòn thì cuốn sổ tiết kiệm vẫn được bà Hồng mang theo. Sau những năm đầu thống nhất, đất nước còn gặp nhiều khó khăn nên bà Hồng không rút ra và và cất giữ cho đến nay.

Sau 37 năm cuốn sổ tiết kiệm mang tên Nguyễn Thị Hồng vẫn còn được giữ, nhưng hy vọng được ngân hàng trả tiền gốc và lãi ngang với giá trị gần 40 năm trước gần như là không thể.

Tiền tiết kiệm 'bốc hơi' sau 30 năm

Sau hơn 30 năm, chủ nhân sổ tiết kiệm số tiền tương đương 2 chỉ vàng quyết định đi lãnh tiền. Tuy nhiên, kết quả bà nhận cuốn sổ không còn đồng nào.

Anh Tuấn cho biết: “Lúc trước mẹ tôi cũng có lần mang cuốn sổ tiết kiệm ra xem, nhưng do thấy cuốn sổ tiết kiệm được mở tại Đà Nẵng, chưa làm thủ tục chuyển địa điểm do quên lãng nên e ngại và cứ giữ từ đó đến giờ”.

“Tôi nghĩ rằng những gì mình đóng góp dù là nhỏ hay lớn nhưng nó vẫn là tài sản của mình, nên tôi muốn việc tất toán cuốn sổ tiết kiệm lâu năm hợp lý một chút. Dù tôi cũng nghe mọi người nói là nếu tôi tất toán cuốn sổ tiết kiệm của mẹ tôi thì cũng nhận được kết quả như cuốn sổ tiết kiệm của bà Thủy nên nản. Do vậy, tôi đưa lên mạng để cho những nhà sưu tầm đồ cổ đưa ra mức giá, nếu thấy hợp lý thì tôi chuyển sổ cho họ”, anh Tuấn tâm sự.

Số tiền 50 đồng bà Hồng đã rút ra năm 1977, còn lại 129 đồng.
Số tiền 50 đồng bà Hồng đã rút ra năm 1977, còn lại 129 đồng.

Sau thông tin về những cuốn sổ tiết kiệm “bốc hơi” giá trị sau nhiều năm gửi ngân hàng, đã có nhiều người muốn mua lại chúng làm kỷ niệm. Một bạn đọc tên là Hà Thu cho biết, sẵn sàng mua cuốn sổ với giá gấp 2.000 lần, tương đương 8.770.000 đồng (khoảng 2 chỉ vàng, tương đương thời giá lúc bà gửi). Còn anh Nam Khánh cũng muốn có cuốn sổ tiết kiệm này để bổ sung bộ sưu tập kỷ vật thời bao cấp của mình.

Theo một chuyên gia kinh tế, nếu tính sơ lược cuốn sổ tiết kiệm 129 đồng với lần đổi tiền năm 1978, thì số tiền của cuốn sổ lúc này còn 103,2 đồng (1 đồng cũ đổi được 0,8 đồng mới), tính theo lần đổi tiền năm 1985 thì số tiền của cuốn sổ là 61,92 đồng (6 đồng cũ đổi được 1 đồng mới, tính theo năm gửi theo quy định của Ngân hàng Quốc gia lúc đó).

Có người muốn mua gấp 1.000 lần tiền ngân hàng trả bà Thủy

Bà Thủy cho biết, sẽ cân nhắc lại việc tất toán và sẵn sàng chuyển nhượng lại cuốn sổ cho những ai có nhu cầu sở hữu nó.

Theo chuyên gia này thì tiền gửi tiết kiệm đã không được tính chỉ số trượt giá của đồng tiền, nên khi tính tiền lãi và gốc mới hao hụt như vậy.

Còn nếu tính chỉ số trượt giá của tiền thì lại khác. Chẳng hạn, mức lương hưu của một cán bộ công chức ngân hàng về hưu năm 1992 là 610 đồng/tháng. Từ đó đến nay vị cán bộ này vẫn nhận được lương hưu, với số tiền tăng dần lên và là hiện nay 6,6 triệu đồng/tháng.

Vị chuyên gia trên cũng cho biết thêm, về nguyên tắc thì ngân hàng tính chính xác vì tiền không được quy đổi theo hàng hóa hay vàng tại các thời điểm. Còn vấn đề người dân đang mong muốn là tính chỉ số trượt giá vào tiền gửi tiết kiệm, điều này đang tranh cãi.

Vụ '4.385 đồng' tiết kiệm: VietinBank đã lỡ cơ hội vàng?

Kết quả xử lý của Ngân hàng Công thương Việt Nam về khoản tiền gửi tiết kiệm 270 đồng sau 30 năm đang thu hút sự chú ý của dư luận, cùng với những quan điểm trái chiều.

http://infonet.vn/dau-gia-so-tiet-kiem-co-boc-hoi-chi-con-vai-ngan-post152920.info

Theo Linh Lan/Infonet

Bạn có thể quan tâm