Nhân dịp xuất bản cuốn Hồi ức về kinh thành Huế đầu thế kỷ XIX của Michel Đức Chaigneau, sáng ngày 11/7, viện Pháp L’Espace và Thái Hà Book sẽ tổ chức buổi tọa đàm Khơi nguồn văn hóa thế kỷ XIX - XX - XXI với sự tham gia của dịch giả Lê Đức Quang, nhà nghiên cứu Trần Đình Hằng và tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng.
Buổi tọa đàm sẽ tập trung vào vấn đề tiếp xúc giữa các nền văn hóa và ảnh hưởng của chúng đến lịch sử nhân loại.
Đặc biệt các khách mời sẽ trao đổi về sự giao thoa giữa ba lớp văn hóa trong suốt dòng lịch sử tại Việt Nam: lớp văn hoá bản địa, lớp văn hoá giao lưu với Trung Quốc, khu vực và lớp văn hoá giao lưu với phương Tây.
Bên cạnh đó, chương trình cũng tổ chức đấu giá hai ấn bản Trúc chỉ Hồi ức về kinh thành Huế đầu thế kỷ XIX. Toàn bộ số tiền đấu giá sẽ được dùng để ủng hộ cho quỹ Văn hóa Huế.
Cuốn Hồi ức về Kinh thành Huế đầu thế kỷ XIX ghi lại những ký ức về kinh thành Huế của Michel Đức Chaigneau (1803-1894) - người mang hai dòng máu Pháp - Việt, từng sinh ra và lớn lên tại Huế trong hơn 20 năm đầu thế kỷ.
Thông qua hồi ức này, người đọc ngày nay có thể hình dung ra diện mạo của kinh thành Huế xưa cùng các vùng lân cận với toàn bộ đời sống lao động, sinh hoạt từ hoàng cung cho tới làng quê bình thường.
Người thầy yêu nước được phong thần
Trân trọng tấm lòng yêu nước, vì giáo dục, vì nhân dân của ông, hương chức và người dân địa phương đã đệ đơn ra triều đình Huế xin cấp sắc phong cho ông làm thần Thành hoàng.
Trẻ học cách trung thành với bạn bè thế nào?
Tính công bằng trở nên quan trọng trong mối quan hệ với thế giới rộng lớn, với các thành viên trong gia đình và bạn bè. Trẻ có ý thức rõ hơn về thực tế, và mở mang một khả năng lập luận để nhận ra được điều gì là hợp lý hay phi lý.
Khám phá văn hóa đa sắc của Sài Gòn - Chợ Lớn
Cuốn sách "Có một thời ở Chợ Lớn" của nhà báo Phạm Công Luận mở ra cánh cửa thời gian đưa người đọc trở về Chợ Lớn của những ngày xưa cũ.