Cựu binh Nga khiêu vũ trong lễ tưởng niệm trước Ngày Chiến thắng ở thành phố Krasnoyarsk, Siberia hôm 5/5. Ảnh: Reuters |
Đến nay, theo RIA-Novosti, 25 nguyên thủ sẽ tham dự các hoạt động kỷ niệm Ngày Chiến thắng tổ chức tại Moscow hôm 9/5. Trong số các nguyên thủ Liên minh châu Âu (EU) có thể kể Tổng thống Cộng hòa Czech Milos Zeman, Thủ tướng Slovakia Robert Fico, Thủ tướng Hungary Viktor Orban, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras.
Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ không tham dự sự kiện này dù năm 2009, trong lễ kỷ niệm 65 năm quân đội đồng minh đổ bộ lên Normandy (Pháp), ông từng nhấn mạnh vai trò của quân đội Xô Viết trong việc giải phóng châu Âu khỏi ách phát xít Đức.
Trong khi đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel đến Nga vào ngày 10/5 nên không dự lễ duyệt binh, mà sẽ chỉ đặt vòng hoa tưởng niệm.
Ý định thay đổi lịch sử
Tác giả Mary Dejevsky viết trên tờ The Independent (Anh) ngày 4/5 nhận xét rằng nếu
Sau đó đoàn sẽ thăm cấp nhà nước tới Cộng hòa Czech từ ngày 10 đến 13/5 và thăm chính thức Cộng hòa Azerbaijan từ ngày 13 đến 15/5.
lễ kỷ niệm chẵn 60 năm trước đây tề tựu nhiều nguyên thủ châu Âu hơn, sự vắng mặt của nhiều người trong lễ kỷ niệm 70 năm lần này là do “một khía cạnh rắc rối đương đại của Nga: năm nay là cơ hội để Kremlin chỉ ra rằng nước Nga - cường quốc đã trở lại. Việc mở rộng của NATO đã bị chặn lại ở Ukraine và lãnh thổ Crimea thiêng liêng đã trở về đất mẹ”.
Nhiều nguyên thủ phương Tây không muốn đánh đồng sự có mặt của mình tại quảng trường Đỏ như sự ủng hộ chính sách của Kremlin ở Ukraine.
Nhưng đó chỉ là bề nổi của tảng băng. Một điều đáng lo ngại hơn đã được nhiều nhà nghiên cứu chính trị thế giới chỉ ra. Nhà phân tích Ulson Gunnar ở New York (Mỹ) viết trên New Eastern Outlook rằng đang có mưu toan “chôn vùi chiến thắng lớn nhất” để “bóp méo hình ảnh nước Nga”.
Ulson Gunnar hay Paolo Ferrero có cơ sở khi đưa ra những luận điểm trên. Một thăm dò được Trung tâm văn hóa Nga (RCC) ở Washington (Mỹ) tiến hành tháng 4/2015 với các công dân Anh, Pháp, Đức.
Câu hỏi là: quân đội nước nào đã giải phóng châu Âu khỏi ách phát xít Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ 2? 43% người trả lời là quân đội Mỹ, 20% nói quân đội Anh, chỉ 13% chỉ ra đó là Hồng quân Liên Xô.
Bình luận về kết quả này trên Sputnik, giám đốc sáng lập RCC, bà Natalia Batova cho rằng: “Ý kiến công chúng đương đại bị thao túng bởi các loại tuyên truyền khác nhau cũng như bởi truyền thông đại chúng”.
70 năm có thể dài với một đời người, nhưng là một quá khứ chưa xa trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại. Một số cựu binh - nhân chứng của cuộc chiến này - vẫn còn sống ở nhiều nước châu Âu, không chỉ ở Liên Xô. Một số nạn nhân các trại tập trung của Đức Quốc xã, nay tuy ở tuổi 90 vẫn chưa quên nỗi ám ảnh của những trại diệt chủng.
Tổn thất nhân mạng của Xô Viết thời Thế chiến 2 lên tới 27 triệu người, trong số đó 8,7 triệu là binh sĩ, tức hơn một nửa so với tổng số binh sĩ châu Âu (14 triệu) hy sinh trong Thế chiến 2.
Dựa vào các nhóm dân tộc
Vì sao sự thật này đang bị cố tình quên lãng? Theo Ulson Gunnar, trong cuộc chiến địa - chính trị giữa phương Tây và Nga trên “chiến trường” Ukraine, các lực lượng dân tộc và phát xít đã được phương Tây sử dụng cho mục đích “kìm hãm nước Nga”.
Vì vậy, những ngày này, “nhắc đến hiểm họa của chủ nghĩa phát xít… sẽ là bất tiện cho phương Tây. Nhắc cho thế giới về sự bao vây dần dần và cuối cùng là xâm chiếm nước Nga thời Thế chiến 2 sẽ khiến sự khép vòng vây và tiếp cận của NATO ngày càng gần biên giới Nga hiện nay… khó thực hiện”.
Trong bài viết Người Ukraine ăn mừng chiến thắng nào ngày 9/5 trên Counterpunch.org, tác giả Halyna Mokrushyna giới thiệu 2 video đang lan truyền trên YouTube bởi Tổ chức kháng chiến thông tin Ukraine nhân 70 năm kết thúc chiến tranh.
Trong 2 clip này, các cựu binh Liên Xô sau khi nhận điện thoại chúc mừng của các cháu đang làm nhiệm vụ “chống khủng bố” ở Ukraine đã đáp bằng các khẩu hiệu: “Vinh quang Ukraine” và “Vinh quang các anh hùng”.
Giám đốc hãng phim Tabasco thực hiện 2 clip này, ông Alexander Smirnov nói đây là một phần của chiến dịch nâng cao “nhận thức cộng đồng” Ukraine. Tuy nhiên, tác giả Halyna chỉ ra: đây là một chiêu tuyên truyền làm sai lệch nhận thức của giới trẻ: “Vinh quang Ukraine” và “Vinh quang các anh hùng” là các khẩu hiệu của 2 tổ chức dân tộc thân Kiev “Tổ chức dân tộc Ukraine” (OUN) và “Quân nổi dậy Ukraine” (UPA).
Halyna mỉa mai: “Có 1.000 năm nữa, những người từng chiến đấu chống phát xít cũng không chào con cháu của mình bằng các khẩu hiệu của OUN và UPA”.
Còn chủ tịch Hạ viện Nga Sergey Naryshkin cho rằng phương Tây đang “nới tay” với các tổ chức dân tộc, phát xít vì thấy trong các tổ chức này có một “ lực lượng chống lại Nga”.