Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dấu chấm hết của xu hướng toàn cầu hóa vì xung đột ở Ukraine

Theo Giám đốc điều hành BlackRock, gián đoạn chuỗi cung ứng do xung đột Nga - Ukraine buộc các chính phủ và doanh nghiệp nhìn lại sự phụ thuộc của mình vào những quốc gia khác.

Theo CNN, ông Larry Fink - Giám đốc điều hành BlackRock, công ty quản lý tài sản lớn nhất thế giới - nhận định xung đột giữa Nga và Ukraine đã đặt dấu chấm hết cho "quá trình toàn cầu hóa mà chúng ta từng biết".

Nói với các cổ đông trong một bức thư công bố hôm 24/3, ông Fink cho rằng việc Nga tách khỏi nền kinh tế toàn cầu đã buộc nhiều chính phủ và doanh nghiệp nhìn lại sự phụ thuộc của mình vào những quốc gia khác.

“Việc Nga tấn công Ukraine đã đặt dấu chấm hết cho quá trình toàn cầu hóa mà chúng ta đã trải qua trong ba thập kỷ qua", người đứng đầu BlackRock nhấn mạnh.

Xu huong toan cau hoa anh 1

Nga bị cô lập với kinh tế toàn cầu vì cuộc chiến ở Ukraine. Ảnh: Reuters.

Lo ngại phụ thuộc

Theo ông Fink, việc Nga bị loại bỏ khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu "sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp và chính phủ trên thế giới đánh giá lại việc phụ thuộc vào sản xuất và lắp ráp ở những nước khác".

Tuy nhiên, một số quốc gia có thể hưởng lợi từ việc tập trung xây dựng các ngành công nghiệp nội địa, bởi nhiều công ty chuyển hoạt động về nước hoặc những quốc gia láng giềng.

Trên thực tế, xu hướng này đã nhen nhóm kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát. Vào thời kỳ đầu của đại dịch, các quốc gia trên thế giới chật vật đảm bảo nguồn cung thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) khi nguồn cung ở Trung Quốc bị gián đoạn.

Sau khi các nền kinh tế phục hồi từ đại dịch, nhu cầu tăng cao, những nút thắt trong chuỗi cung ứng đã đẩy lạm phát lên mức cao kỷ lục trong nhiều thập kỷ. Tình trạng thiếu hụt nguồn cung chất bán dẫn cũng khiến các ngành công nghiệp - từ những nhà sản xuất ôtô đến các công ty công nghệ - gặp khó.

Giờ, xung đột Nga - Ukraine và các lệnh trừng phạt của phương Tây nhắm vào Nga một lần nữa làm gián đoạn thị trường xuất khẩu quốc tế. Giá dầu thô Brent đã tăng vọt lên 139 USD/thùng hồi đầu tháng 3.

Xu huong toan cau hoa anh 2

Giá dầu thô tăng vọt bởi xung đột Nga - Ukraine và các lệnh trừng phạt của phương Tây nhắm vào Nga.

Ban đầu, các lệnh trừng phạt của phương Tây không nhắm vào lĩnh vực năng lượng của Nga. Nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã khởi xướng với lệnh cấm nhập khẩu dầu khí Nga. Đáng nói, những hành động gây hấn liên tục của Moscow có thể buộc Liên minh châu Âu (EU) phải vào cuộc. Lệnh cấm sẽ tạo tác động lớn bởi EU phụ thuộc vào nguồn cung dầu Nga.

Nga là một trong những nhà cung cấp dầu lớn nhất thế giới. Vào tháng 12 năm ngoái, Nga xuất khẩu gần 8 triệu thùng dầu và các sản phẩm khác ra toàn cầu, bao gồm 5 triệu thùng dầu thô được sử dụng để sản xuất xăng.

Hầu như mọi nhà giao dịch đều né tránh dầu Nga. Bởi có quá nhiều bất ổn xoay quanh loại hàng hóa này. Vì thế, các nhà đầu tư định giá dầu như thể nguồn cung dầu của Nga bị loại bỏ. Nguồn cung thu hẹp dẫn đến giá dầu thế giới tăng vọt trong những tuần qua.

Gián đoạn nguồn cung từ năng lượng đến lương thực

"Tôi cho rằng việc thảo luận về (lệnh trừng phạt) lĩnh vực năng lượng và dầu Nga là khó tránh khỏi. Bởi đó là nguồn thu ngân sách lớn nhất của Nga", Ngoại trưởng Lithuania Gabrielius Landsbergis khẳng định.

Ireland cũng phát tín hiệu ủng hộ lệnh cấm nhập khẩu dầu Nga, ngay cả khi giá khí đốt tự nhiên đang tăng cao và lệnh cấm vận có thể ảnh hưởng tới nguồn cung.

"Do những hành động gây hấn của Nga đối với Ukraine, thế giới có thể phải đối mặt với cú sốc nguồn cung dầu lớn nhất trong nhiều thập kỷ, tạo ra tác động lớn đối với nền kinh tế và xã hội", Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) Fatih Birol nhận định.

Việc Nga tấn công Ukraine đã đặt dấu chấm hết cho quá trình toàn cầu hóa mà chúng ta đã trải qua trong ba thập kỷ qua

Ông Larry Fink, Giám đốc điều hành BlackRock

Thế giới cũng đối mặt với cuộc khủng hoảng an ninh lương thực bởi xung đột Nga - Ukraine. Lúa mì, ngô và lúa mạch đang mắc kẹt ở Nga và Ukraine, phân bón Nga và Belarus không thể tới tay khách hàng.

Giá lương thực và phân bón toàn cầu tăng vọt. Tính từ thời điểm Nga phát động cuộc chiến ở Ukraine, giá lúa mì đã tăng 21%, giá lúa mạch tăng 33%, giá một số loại phân bón tăng 40%.

Trong 5 năm qua, Nga và Ukraine chiếm gần 30% lượng mì xuất khẩu trên thế giới, 17% ngô, 32% lúa mạch - nguồn thức ăn chăn nuôi quan trọng và 75% dầu hạt hướng dương.

Các lệnh trừng phạt nhắm vào ngân hàng và tổ chức tài chính của Nga khiến nước này không thể xuất khẩu lương thực. Trong khi đó, nguồn cung từ Ukraine cũng bị gián đoạn nghiêm trọng.

Các lệnh trừng phạt nhắm vào Nga cũng khiến những giao dịch mua bán phân bón trở nên khó khăn. Nga là nước xuất khẩu phân bón lớn nhất thế giới, cung cấp khoảng 15% nguồn cung toàn cầu. Trong tháng này, ngay vào thời điểm những nông dân trên khắp thế giới chuẩn bị gieo trồng, Nga yêu cầu các nhà sản xuất phân bón ngừng xuất khẩu.

Brazil - nước sản xuất đậu nành lớn nhất thế giới - mua gần một nửa lượng phân kali từ Nga và Belarus. Giờ, số phân bón dự trữ chỉ còn đủ dùng trong 3 tháng. Điều này đe dọa vụ mùa đậu nành của Brazil, vốn đã giảm sút do hạn hán nghiêm trọng, từ đó tác động tới nguồn cung toàn cầu.

Từ châu Âu đến Ấn Độ, xung đột ở Ukraine phủ bóng lên kinh tế toàn cầu

Với những tác động tiêu cực từ cuộc chiến ở Ukraine, nền kinh tế thế giới có thể khó chống chịu với làn sóng nâng lãi suất từ các ngân hàng trung ương.

Xung đột Nga - Ukraine định hình lại thị trường năng lượng toàn cầu

EU đang cân nhắc lệnh cấm vận dầu Nga và siết chặt những lệnh trừng phạt khác. Thế giới có thể trải qua cuộc khủng hoảng nguồn cung năng lượng lớn nhất trong nhiều thập kỷ.

Gia vang kho tang tuan toi hinh anh

Giá vàng khó tăng tuần tới

0

Biến động trong biên hẹp tuần này cho thấy kim loại quý vẫn đang bị giới hạn. Chuyên gia Phố Wall và nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng đang bối rối về triển vọng của giá vàng tuần tới.

Thảo Phương

Bạn có thể quan tâm