Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đặt bia tưởng niệm Đường hành lang chiến lược Bắc - Nam

57 năm trước, tại thôn Cây Xoài, Đoàn B90 nhận nhiệm vụ mở đường hành lang chiến lược Bắc - Nam để bắt liên lạc với Đoàn C200 từ miền Đông Nam Bộ lên.

Sáng 30/10, UBND tỉnh Đắk Nông đã làm lễ và đặt bia tưởng niệm Đường hành lang chiến lược Bắc - Nam đoạn qua thôn Cây Xoài, xã Đắk Nia, thị xã Gia Nghĩa.

Đến dự buổi lễ có thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an và 57 cựu chiến binh, đại diện cho 262 cán bộ chiến sĩ mở đường hành lang chiến lược Bắc Nam, đoạn qua tỉnh Đắk Nông.

Bia tuong niem hanh lang chien luoc Bac-Nam anh 1
Các đại biểu kéo băng khánh thành bia tưởng niệm. Ảnh: Minh Quý.

Ông Lê Diễn, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông, cho biết chiều 30/10/1960, 57 năm trước, tại thôn Cây Xoài, Đoàn B90 nhận nhiệm vụ mở đường hành lang chiến lược Bắc - Nam để bắt liên lạc với Đoàn C200 từ miền Đông Nam Bộ lên.

Từ đó, việc liên lạc giữa các chiến trường được thông suốt, góp phần quan trọng trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta.

“Khu di tích lịch sử Đường hành lang chiến lược Bắc - Nam được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt. Đây là di tích lịch sử đặc biệt quan trọng đánh dấu mốc son chói lọi trong lịch sử mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh. Việc dựng bia tưởng niệm nhằm tưởng nhớ đến các đồng chí, đồng đội đã chiến đấu và hy sinh trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ đường hành lang chiến lược Bắc - Nam, đoạn qua tỉnh Đắk Nông”, ông Diễn nói.

Bia tuong niem hanh lang chien luoc Bac-Nam anh 2
Bộ trưởng Tô Lâm cùng lãnh đạo tỉnh Đắk Nông dâng hương tại khu tưởng niệm. Ảnh: Minh Quý.

 Phát biểu tại buổi lễ, thượng tướng Tô Lâm đánh giá cao và ghi nhận công ơn đồng bào, chiến sĩ đã hy sinh để mở tuyến đường chiến lược nối nam Tây Nguyên với Đông Nam Bộ. 

Bia tuong niem hanh lang chien luoc Bac-Nam anh 3
Xã Đắk Nia nơi đặt bia tưởng niệm. Ảnh: Google Maps.

Xây bia tưởng niệm chiến sĩ Biệt động Sài Gòn

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đồng ý chủ trương xây dựng bia tưởng niệm chiến sĩ Biệt động Sài Gòn hy sinh trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 tại Dinh Độc Lập.

Tây Nguyên

Bạn có thể quan tâm