Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đạo diễn của bộ phim cuối cùng tài tử Lê Công Tuấn Anh đóng qua đời

Đạo diễn Lê Văn Duy qua đời sau thời gian dài điều trị bệnh nan y. Tang lễ của ông diễn ra sáng 29/1.

Bà Dương Cẩm Thúy, Chủ tịch Hội điện ảnh TP.HCM, em gái của đạo diễn Lê Văn Duy xác nhận ông qua đời lúc hơn 12h ngày 27/1 tại nhà riêng ở TP.HCM. Ông điều trị bệnh nan y khoảng nửa năm qua. Trong những ngày cuối đời, đạo diễn Lê Văn Duy nửa mơ nửa tỉnh. Tang lễ của ông diễn ra lúc 8h ngày 29/1 tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng (quận Gò Vấp). Một ngày sau đó, ông được đưa đi hỏa táng.

Theo chia sẻ của bà Dương Cẩm Thúy, trong suốt quá trình điều trị bệnh, ông Lê Văn Duy luôn vui vẻ, lạc quan và sống tích cực. Ông được nhiều đồng nghiệp, đàn em yêu mến bởi tính cách hòa đồng, hiền lành. Bà Cẩm Thúy kể mỗi lần quay phim, ông Lê Văn Duy đều muốn có nhiều cảnh quay để diễn viên thêm cơ hội thể hiện bản thân.

Le Van Duy anh 1

Đạo diễn Lê Văn Duy qua đời.

Những năm gần đây, do sức khỏe yếu nên ông Lê Văn Duy không thể đi quay phim. Ông dành nhiều thời gian cho nhiếp ảnh, viết lách. Trong Hội điện ảnh TP.HCM, mỗi khi có đồng nghiệp qua đời, đạo diễn Lê Văn Duy là người viết điếu văn.

Đạo diễn Lê Văn Duy sinh năm 1942, tại Long An, tên thật Dương Ngọc Chúc. Ông là đạo diễn của nhiều tác phẩm nổi tiếng như Người không mang súng, Hoa cát, Tình đất Củ Chi, Đời người hát rong, Viên ngọc Côn Sơn, Phượng, Ngoại ô, Nàng Hương (bộ phim cuối cùng của tài tử Lê Công Tuấn Anh), Thời thơ ấu, Trái đắng, Bản hùng ca

Ông từng giữ chức tổng thư ký Hội Điện ảnh TP.HCM và được Nhà nước phong tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú vào năm 2019.

Sách hay về sức khỏe con người

Giáo sư ngành miễn dịch học tại Đại học Manchester (Anh) Daniel M. Davis đã cung cấp góc nhìn khoa học về hệ miễn dịch trong cuốn sách Hệ miễn dịch: Khám phá cơ chế tự phòng, chữa bệnh của cơ thể người.

Để giúp bạn đọc dễ hiểu về hệ miễn dịch, tác giả lấy ví dụ về phản ứng của cơ thể với vết cắt hay nhiễm trùng. Khi đó, bên dưới da đã “diễn ra điều kỳ diệu”, các tế bào di chuyển đến để chống lại mầm bệnh, cũng như sửa chữa tổn thương và đối phó với các mảnh mô bị hư tổn. Những diễn tiến âm thầm này rất cần thiết cho sự sống còn của cơ thể.

Minh Hạo

Bạn có thể quan tâm