Trong lần xuất hiện trở lại mới đây, bà đã chia sẻ những câu chuyện đặc sắc lấy cảm hứng từ những cuốn băng cối, tấm ảnh, lá thư in dấu thời gian và những câu chuyện chưa được kể...
Trong số những bức ảnh được danh ca Phương Dung chia sẻ, đáng chú ý có bức ảnh bìa của cuốn băng “Những đồi hoa sim”. Nữ danh ca tiết lộ, bức ảnh này được chụp năm 1963, khi bà đang ở độ tuổi 17 - 18. Lúc đó, bà được người bác của mình là Giám đốc Công ty Sóng nhạc mời ký hợp đồng độc quyền với số tiền thù lao lên tới hơn 1 triệu đồng trong thời hạn 1 năm.
Khi ấy, 1 lượng vàng có giá 3.000 đồng và số tiền thù lao này tương ứng với khoảng 333 lượng vàng (khoảng 22 tỷ đồng ở thời điểm hiện tại). Sau khi ký bản hợp đồng giá trị này, mỗi tháng bà phát hành 2 đĩa thu âm. Tuy nhiên số tiền hơn 1 triệu đồng trên chỉ là tiền “mua đứt” (độc quyền) giọng ca của bà trong vòng 1 năm. Còn mỗi ca khúc thu âm bà vẫn được trả thêm 10.000 đồng (khoảng 220 triệu đồng hiện nay). Sau khi nhận tiền, bà không cầm mà đưa cho mẹ giữ hộ. Mẹ bà dùng số tiền đó để mua một căn biệt thự ở đường Phạm Văn Hai với giá 1,8 triệu đồng (khoảng 39 tỷ đồng hiện nay), rồi mua xe, mua đất ở Vũng Tàu.
Nhớ về thời kỳ vàng son, Phương Dung kể, một trong những nhạc phẩm giúp tên tuổi của bà trở nên nổi tiếng và bước lên tầm cao mới là ca khúc “Nỗi buồn gác trọ”. Bài hát này được phát hành năm 1961, sớm hơn 2 năm so với “Những đồi hoa sim”. Lúc đó đích thân nhạc sĩ Mạnh Phát đã đến tận nhà để tập hát cho bà. Sau khi đem bài này đi hát ở tụ điểm âm nhạc, phòng trà, sự kiện… bà rất xúc động và ngạc nhiên khi được khán giả đón nhận nồng nhiệt. Cũng chính nhờ tiếng vang với ca khúc này mà bà được đặt cho biệt danh “Nhạn trắng Gò Công”.
Sau khi lập gia đình, danh ca Phương Dung không còn biểu diễn trên các sân khấu, nhưng bà thu âm rất nhiều băng đĩa, giọng hát của bà vẫn có sức hút đặc biệt đối với người yêu nhạc và con số phát hành lên tới 300 đĩa. Vì thế dù chỉ ở nhà sinh con nhưng thu nhập của nữ danh ca vẫn rất cao. Việc thu âm cũng giúp bà giữ gìn giọng hát ở thời vàng son.
Cuốn sách đáng đọc về âm nhạc
Những nốt nhạc tỉnh thức ghi lại những khám phá của tác giả Tricia Tunstall, và những nỗ lực làm sáng tỏ khả năng gần như kỳ diệu của El Sistema để truyền cảm hứng cho mọi người. Shout! The Beatles: Hơi thở thời đại của thế kỷ 20 viết về ban nhạc The Beatles từ những ngày đầu mơ mộng, đến đỉnh cao của vinh quang; giai đoạn thoái trào với nhiều thông tin, sự kiện thú vị.