Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dân vùng tái định cư thủy điện sống sợ hãi bên 'hố tử thần'

Dân làng ở các khu tái định cư thủy điện Đăkđrinh, huyện vùng cao Sơn Tây (Quảng Ngãi), đang sống sợ hãi bên "hố tử thần" do xuất hiện nhiều điểm sạt lở đất.

Dân làng vùng cao Quảng Ngãi lo 'hố tử thần' cuốn trôi nhà cửa Dân làng huyện vùng cao Sơn Tây (Quảng Ngãi) lo sợ mưa lũ cuốn trôi nhà xuống vực sâu "hố tử thần" tại các khu tái định cư thủy điện xã Sơn Long và Sơn Liên.
Ho tu than o Quang Ngai anh 1
Khu tái định cư Nước Vương, xã Sơn Liên, huyện vùng cao Sơn Tây (Quảng Ngãi) gần đập chính thủy điện Đăkđrinh. Mùa mưa lũ năm ngoái làm xuất hiện nhiều điểm sạt trượt lớn gần sát khu dân cư, đến nay vẫn chưa được khắc phục. 

Ho tu than o Quang Ngai anh 2
Điểm sạt trượt tạo nên "hố tử thần" ở khu tái định cư Nước Vương. Ông Đinh Văn Nguyên, Phó chủ tịch UBND xã Sơn Liên, cho biết nơi đây bị sạt lở nghiêm trọng khiến 6 hộ gia đình với gần 30 nhân khẩu di dời lên đồi cao.

Ho tu than o Quang Ngai anh 3
Mùa mưa sắp tới, nguy cơ lũ quét chực chờ khiến dân làng nơi đây sống trong sợ hãi. 
Ho tu than o Quang Ngai anh 4
Mái taluy khu tái định cư Nước Vương bị sạt nặng. "Quỹ đất hạn hẹp, Ban quản lý dự án thủy điện Đăkđrinh bàn với địa phương san ủi quả đồi ra làm mặt bằng phục vụ tái định cư cho dân. Không ngờ qua vài mùa mưa lũ, quả đồi bị sạt trượt taluy âm lấn sâu vào uy hiếp cuộc sống bà con", ông Nguyên nói.
Ho tu than o Quang Ngai anh 5
"Hố tử thần" hở hàm ếch trở thành cái bẫy nguy hiểm cho người dân và gia súc ở khu tái định cư Nước Vương.
Ho tu than o Quang Ngai anh 6
Phó chủ tịch UBND xã Sơn Liên Đinh Văn Nguyên chỉ tay lên đồi cao chót vót, nơi sáu hộ dân vùng sạt lở khu tái định cư lần thứ hai di dời đến nơi ở mới. Xa khu dân cư tập trung, các hộ dân vùng sạt lở di dời lên đồi cao sinh sống đối mặt với nhiều khó khăn trong điều kiện thiếu điện, thiếu nước sinh hoạt.
Ho tu than o Quang Ngai anh 7
Từng sống ở xóm làng dưới thấp nhưng đến năm 2009, gia đình chị Đinh Thị Hôn (30 tuổi) phải di dời nhà cửa lên ở khu tái định cư, nhường đất xây dựng công trình thủy điện Đăkđrinh. "Mưa lũ liên tiếp gây sạt lở làm hỏng nhà, vợ chồng tôi cùng con cái tiếp tục di dời đến nơi mới trên quả đồi cao ở xã Sơn Liên. Hàng ngày tôi phải đi lấy nước suối về sinh hoạt, nấu ăn; con cái đến trường phải đi đường đèo, dốc vất vả", chị Hôn than thở.
Ho tu than o Quang Ngai anh 8
Theo người dân sống ở các khu tái định cư dự án thủy điện Đăkđrinh, từ ngày nhường đất cho công trình, họ chuyển đến đây ở và gặp nhiều khó khăn.
Ho tu than o Quang Ngai anh 9
Tiêu hết tiền đền bù, giờ đây nhiều hộ dân sống ở các khu tái định cư thủy điện Đăkđrinh phải đi làm thuê, làm mướn kiếm sống qua ngày. "Mùa mưa thì phập phồng sợ hãi lũ cuốn trôi nhà. Nắng hạn thì không có nước sinh hoạt, bà con phải góp tiền mua ống nhựa đưa nước từ trên suối cao về sử dụng", bà Đinh Thị Linh (ngụ thôn Nước Vương) bộc bạch.
Ho tu than o Quang Ngai anh 10
Trong lúc thanh niên đi làm thuê khắp nơi mưu sinh, ban ngày ở các khu làng tái định cư thủy điện nơi đây chỉ có trẻ em và người già ở nhà. 
Ho tu than o Quang Ngai anh 11
Nhiều ngôi nhà treo lơ lửng trên đồi bên vết sạt trượt lớn ở khu tái định cư A Nhoi 2, xã Sơn Long (huyện Sơn Tây). 
Ho tu than o Quang Ngai anh 12
Mỗi khi mưa lớn, đất đá cùng bùn nhão sạt lở vùi lấp đường gây cản trở giao thông ở xã Sơn Long. Ông Đỗ Thanh Vượt, Chủ tịch UBND xã Sơn Long, cho hay khu tái định cư A Nhoi 2 xuất hiện nhiều điểm sạt lở lớn gây xáo trộn cuộc sống nhiều hộ dân. 
Ho tu than o Quang Ngai anh 13
Một điểm sạt lở taluy âm gần với khu vực đập chính dự án thủy điện Đăkđrinh (huyện Sơn Tây). Trao đổi với Zing.vn, ông Đinh Quang Ven, Phó chủ tịch UBND huyện Sơn Tây, cho hay trước mùa mưa lũ năm nay, huyện đã lập phương án dự trữ lương thực, sẵn sàng các đội cơ động cứu hộ giúp người dân vùng ảnh hưởng sạt lở sơ tán đến nơi an toàn.
Ho tu than o Quang Ngai anh 14
Không chỉ ở các khu tái định, nhiều tuyến đường liên xã của huyện Sơn Tây cũng xuất hiện nhiều điểm sạt núi lớn. "Lo nhất các điểm sạt trượt, lở núi ở các khu dân cư xảy ra vào ban đêm, nhà dân bị cuốn xuống vực sâu. Nếu không chủ động ứng phó trước thì không chỉ thiệt hại vật chất mà còn nguy hiểm đến tính mạng người dân", Phó chủ tịch huyện Sơn Tây lo lắng.

Ho tu than o Quang Ngai anh 15
Huyện vùng cao Sơn Tây (Quảng Ngãi), nơi xuất hiện nhiều điểm sạt lở ở các khu tái định cư thủy điện Đăkđrinh. Ảnh: Google Maps.

Theo thống kê của huyện Sơn Tây, 509 hộ dân nằm trong vùng ảnh hưởng dự án thủy điện Đăkđrinh, trong đó có 180 hộ dân ở các xã Sơn Dung, Sơn Liên và Sơn Long phải tái định cư đến nơi ở mới.

Công trình thủy điện Đăkđrinh có công suất 125 MW, tổng vốn đầu tư là 3.423 tỷ đồng. Tổng diện tích lòng hồ của công trình là 900 ha, trải dài qua 2 huyện Kon Plông(Kon Tum,) và Sơn Tây (Quảng Ngãi) với dung tích hồ chứa lên đến 248 triệu m3.


Minh Hoàng

Bạn có thể quan tâm