Sau kỳ nghỉ lễ dài ngày, người Trung Quốc trở lại các thành phố lớn, tiếp tục công việc và học tập, khiến lưu lượng giao thông tăng cao tại các ga tàu hỏa và đường cao tốc.
Cảnh sát giao thông luôn túc trực trên đường cao tốc Long Nham, Trung Quốc trong ngày 1/2 để điều hướng các phương tiện giao thông. Theo âm lịch, hôm qua là ngày thứ 5 của năm Đinh Dậu cũng là ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán. Người dân Trung Quốc bắt đầu trở về với các thành phố lớn, khiến lưu lượng giao thông tăng lên mức đỉnh điểm trên các tuyến đường. Ảnh: China News.
Lượng hành khách di chuyển bằng đường sắt cũng tăng cao đột biến trong đợt "xuân vận", được mệnh danh là cuộc di cư lớn nhất của loài người. Ảnh: China News.
Cô bé ngồi trên vai cha ở ga tàu hỏa Tây Bắc Kinh đông kín người. Tầng lớp trung lưu mới nổi ở Trung Quốc lại chọn di chuyển bằng ôtô riêng để tránh cảnh đông đúc. Ảnh: China News.
Ga tàu điện ngầm ở Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, chứng kiến lượng khách cao điểm kể cả vào ban đêm. Nhiều chuyến tàu được tăng cường trong đêm muộn để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao của người dân khi họ quay trở về với công việc và học tập sau kỳ nghỉ Tết. Ảnh: Ifeng News.
12h đêm, các toa tàu vẫn chèn kín người từ quê lên thành phố để kịp ngày làm việc đầu năm. Năm ngoái, hơn 50.000 người bị mắc kẹt tại một nhà ga ở Quảng Châu (tỉnh Quảng Đông) do thời tiết xấu.
Ảnh: Ifeng News.
Dòng người chen chúc tại sân ga ở Hợp Phì, tỉnh An Huy, từ tối mùng 4 Tết. Với tổng chiều dài hơn 121.000 km, mạng lưới đường sắt ở Trung Quốc là hệ thống đường sắt lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Mỹ.
Ảnh: 365jia.cn
Hành khách rời ga tàu ở Bắc Kinh. Dịp tết âm lịch tại Trung Quốc vốn được biết đến với cảnh tượng hàng trăm nghìn người chen lấn tại các bến xe, nhà ga, sân bay đông đúc, tạo ra áp lực rất lớn về giao thông. Ảnh: Chinanews. Ảnh: China News.
Cảnh tượng đông đúc ở các sân bay của Trung Quốc không phải là điều hiếm gặp sau Tết. Trong ảnh, người dân xếp hàng dài ở sân bay ở Tam Á, đảo Hải Nam trong ngày mùng 5 âm lịch.
Ảnh: China News.
Người đàn ông gồng gánh mang theo các vật phẩm từ quê ra thành phố sau Tết. Nhà chức trách ước tính từ ngày 13/1 đến 21/2, các công dân Trung Quốc có 2,5 tỷ chuyến đi bằng đường bộ, 356 triệu chuyến đi bằng đường sắt, 58 triệu chuyến bay và 42 triệu chuyến hải trình. Ảnh: 365jia.cn
Sau khi vượt quãng đường dài đông đúc, người dân xếp hàng đón taxi trong khu vực nhà chờ ở thành phố để trở về với cuộc sống và công việc hậu Tết. Ảnh: China News.
Nếu có mặt ở Nhật Bản vào đêm giao thừa, người ta sẽ thấy lễ mừng năm mới ở đây là sự hòa trộn độc đáo giữa truyền thống phương Đông và nét hiện đại phương Tây.
Từ Tây Hồ ở Hàng Châu đến Thiếu Lâm Tự ở Hà Nam, các điểm du lịch nổi tiếng ở quốc gia đông dân nhất thế giới đều ken đặc người trong những ngày Tết Nguyên Đán.