Dân sơ tán vì vết nứt hàng chục mét từ mố cầu Đuống
Thứ hai, 4/12/2017 10:30 (GMT+7)
10:30 4/12/2017
Gần 2 tháng nay, hàng loạt vết nứt chạy dài dưới chân cầu Đuống đe dọa sự an toàn của người dân sinh sống ven đê. Một số gia đình phải sơ tán.
Nhiều tháng nay, khu vực mố cầu Đuống (đường Hà Huy Tập, Gia Lâm, Hà Nội) bị nứt vỡ. Cơ quan chức năng phải treo biển cảnh báo người dân.
Người đi đường có thể nhìn thấy rõ các vết nứt mỗi lúc một lớn dần, có chỗ rộng tới 10 cm.
Nhiều vết nứt dài vài trăm mét tại vị trí tiếp giáp giữa phần gia cố mố trụ cầu và tường cánh mố cầu.
Đặc biệt là khu vực kè mố cầu, những vết nứt há rộng khiến người tham gia giao thông rùng mình lo lắng khi phải di chuyển qua.
Theo báo cáo của đơn vị chức năng, tại khu vực bờ sông từ điểm tiếp giáp chân cầu Đuống xuất hiện vết nứt không liên tục dài 36 m. Các vết nứt có chiều hướng phát triển, gây nứt trụ cổng của nhà dân. Sân của các hộ dân dọc đường bê tông xuất biện các vết nứt hình cung. Nguyên nhân ban đầu được xác định là chế độ dòng chảy qua khu vực cầu Đuống phức tạp, dòng chủ lưu áp sát bờ tả gây bào xói lòng dẫn đến bờ sông tại đây lở đứng thành. Đặc biệt, trong ngày 2/10 và 3/10/2017, một số trận mưa lớn xảy ra dẫn tới sự cố nứt trượt bờ sông, gây lún nứt công trình giao thông và nhà ở tại khu vực
Một hộ dân đã phải di dời khỏi nơi này, vài gia đình khác vẫn phải sống chung với nguy hiểm.
Bà Trương Thị Vĩnh (Tổ Đuống 2, Gia Lâm) cho biết trong trận mưa đêm ngày 3/10, một vết nứt lớn xuất hiện, chạy dọc theo nơi ở của nhiều hộ dân ven đê.
"Chúng tôi sinh sống tại đây mấy chục năm nhưng chưa bao giờ thấy tình trạng nguy hiểm như thế, qua cả khu vực dân cư. Nhiều người ăn ngủ không yên", bà Vĩnh than thở.
Nhiều ngôi nhà khác nằm liền kề nhà bà Vĩnh cũng bị hư hỏng nặng. Vết nứt chạy ngang dọc khắp nơi.
Nghiêm trọng nhất là căn nhà của vợ chồng anh Lê Đình Quân và chị Ngọc Khánh. Ngày 3/10 vừa qua, khi phát hiện những vết nứt, chính quyền đã động viên gia đình anh Quân đi sơ tán để đảm bảo an toàn.
Phía ngoài, các trụ đỡ ngôi nhà còn bị xô lệch.
Ngôi nhà cửa đóng then cài gần 2 tháng nay của gia đình.
Phát hiện sự cố, UBND huyện Gia Lâm đã chỉ đạo UBND thị trấn Yên Viên, Hạt Quản lý đê số 6 huy động lực lượng phát quang toàn bộ khu vực xảy ra sự cố; di dời các hộ có nguy cơ bị sạt lở đến nơi an toàn; đồng thời bố trí lực lượng trực, tuần tra theo dõi thường xuyên, đặt thông báo, cảnh báo khu vực xảy ra sự cố.
UBND huyện Gia Lâm đề xuất UBND thành phố sớm triển khai dự án xử lý cấp bách để đảm bảo an toàn tính mạng của người dân.
Lãnh đạo thị trấn Yên Viên cho hay, chính quyền địa phương đang theo dõi diễn biến sự cố và chuẩn bị sẵn sàng phương án di dời các hộ dân trong khu vực bị sạt lở khi cần thiết. Trước mắt, thị trấn đã hỗ trợ 2 triệu đồng/hộ dân phải di dời khẩn cấp. Nếu tình trạng sụt lún tiếp tục diễn ra, thị trấn sẽ phải đề nghị UBND huyện hỗ trợ.
Cầu Đuống được xây vào cuối thể kỷ 19 nhưng bị phá hủy trong chiến tranh chống Mỹ. Sau chiến tranh, cầu được xây lại ở đúng vị trí cũ với chiều dài 225 m. Giống như cầu Long Biên, cầu Đuống có đường sắt đơn khổ 1.435 mm ở chính giữa, hai bên có làn đường cho các phương tiện cơ giới.
Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP HCM nhận định, sự cố xảy ra ở cầu Tân Kỳ - Tân Qúy hết sức nghiêm trọng, cần phải xử lý nhanh, tránh ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Chiếc xe tải mất lái lao qua trái tông đổ hàng rào sắt rồi lao gầm cầu vượt Linh Xuân (quận Thủ Đức, TP HCM) và mắc kẹt gần 3 giờ. Hàng chục thùng bia đổ tràn ra đường.
Sau trận mưa lớn, mố cầu Tân Kỳ - Tân Quý (quận Bình Tân, TP HCM) bất ngờ nứt toác, sụp xuống tạo thành hàm ếch khoảng 40 cm. Cầu bị phong tỏa, cấm hoàn toàn người và xe qua cầu.