Đài Loan – Tiến trình hóa rồng là cuốn sách viết về tình hình Kinh tế - Chính trị - Xã hội của Đài Loan những năm từ sau 1945 đến 1988. Tháng 7/1945 liên minh các nước Trung Quốc, Anh, Mỹ, Liên Xô ký Công ước Potsdam buộc Nhật phải đầu hàng vô điều kiện.
Cuốn sách này sẽ mang lại cho độc giả Việt Nam một góc nhìn chân thực về lịch sử hòn đảo xinh đẹp – một trong bốn con rồng của châu Á.
Ngày 29/8 chính quyền Đảng Quốc dân tuyên bố tiếp quản Đài Loan. Đầu năm 1950 Đài Loan bị bao trùm bởi bầu không khí vô cùng ảm đạm. Tưởng Giới Thạch hiểu rằng, lúc này, muốn bảo vệ toàn vẹn Đài Loan, việc khẩn cấp trước mắt là tranh thủ sự viện trợ của Mỹ. Dưới chiếc ô bảo hộ của Mỹ, Đảng Quốc dân bắt đầu viết một trang sử mới chia cắt và thống trị Đài Loan, bên cạnh sự phản đối mạnh mẽ của Bắc Kinh.
Tác phẩm Đài Loan – Tiến trình hóa rồng. Cuốn sách dày gần 800 trang, giá bìa 219.000 đồng. |
Trong bối cảnh chính trị rối ren, nền kinh tế Đài Loan vẫn có bước chuyển biến to lớn là một phần nhờ vào sự viện trợ ồ ạt của Mỹ, nhưng quan trọng hơn cả chính là hàng loạt cải cách mà Quốc dân đảng và cha con Tưởng Giới Thạch thi hành.
Thông qua hàng loạt biện pháp này, cộng thêm viện trợ từ Mỹ lên đến hàng trăm triệu đô-la, cải cách ruộng đất lại kích thích nông nghiệp và các ngành công nghiệp nhẹ liên quan như dệt, phân bón hóa học, máy nông nghiệp… phát triển, làm cho nền kinh tế Đài Loan khôi phục toàn diện, tình trạng lạm phát cơ bản được xóa bỏ.
Từ năm 1961 đến 1972, kinh tế Đài Loan phát triển ổn định ở mức cao. Giai đoạn này được gọi là thời đại hoàng kim của phát triển tư bản tự doanh, làm nên cái gọi là “Thần kỳ Đài Loan”.
Cùng với việc cải cách kinh tế là công cuộc cải tạo chính trị. Từ hoàn thiện ba hệ thống lớn cho đến dần giảm bớt các lệnh cấm hà khắc trong thời chiến như cấm đảng, cấm báo, cấm sách; hủy bỏ thể chế giới nghiêm, trẻ hóa bộ máy lãnh đạo đảng; phá bỏ hàng rào gốc gác, quán triệt phương châm bản thổ hóa nhằm mở rộng đề bạt nhân sĩ gốc Đài Loan tham gia chính trị. Đài Loan dưới thời Tưởng Kinh Quốc đã có những chuyển biến vô cùng tích cực, bánh xe đổi mới bắt đầu chuyển động trên con đường dân chủ hóa.
Hai năm cuối vương triều Tưởng’, bánh xe đổi mới bắt đầu chuyển động, hàng loạt hàng rào cấm địa như cấm Đảng, cấm báo, cấm sách… được nới lỏng, thế lực ngoài Đảng mạnh dần lên, kết quả của xu hướng tất yếu này là Đảng Dân chủ Tiến bộ ra đời. Nhờ quyết tâm đổi mới này của Tưởng Kinh Quốc, dân chúng hai bờ eo biển được phép qua lại thăm hỏi người thân, thông bưu cũng chờ ngày hiện thực hóa, mậu dịch hai bờ cũng phát triển mạnh. Ngoài ra cùng với bỏ giới nghiêm, nhiều tù chính trị đã được tha hoặc giảm án, cái vẫn được coi là chính sách hà khắc không còn nữa, chuyện quản lý ngoại hối cũng được nới rộng...
Có thể nói, năm 1987 là chính là năm bước ngoặt trong lịch sử chính trị Đài Loan đáng được ghi vào sử sách.