Các thành viên hàng đầu của chính quyền, bao gồm lãnh đạo Sở Nội vụ, Sở Ngoại vụ và Cơ quan Di trú (NIA), đã tổ chức cuộc họp về chủ đề này vào ngày 29/12, Apple Daily đưa tin.
Các du khách sẽ không chỉ được yêu cầu xuất trình vé máy bay khứ hồi và chi tiết đặt chỗ của họ mà hệ thống thông báo nhanh nhạy hơn sẽ được áp dụng khi sự cố xảy ra, giúp NIA và cảnh sát can thiệp nhanh hơn.
Các quan chức cho biết các cơ quan du lịch chịu trách nhiệm tổ chức các chuyến đi sẽ bị kỷ luật và bị phạt nếu khách hàng của họ không phải là khách du lịch thực sự mà là những người lao động bất hợp pháp.
Cảnh sát đã tạm giữ một số người Việt Nam trong đoàn khách mất tích ở Đài Loan. Ảnh: CNA. |
NIA kêu gọi các nhà tuyển dụng Đài Loan không thuê người nhập cư bất hợp pháp nếu không muốn phải đối mặt với mức phạt từ 150.000 Đài tệ (4.900 USD) đến 750.000 Đài tệ vì vi phạm Đạo luật Dịch vụ Việc làm.
Các biện pháp mới sẽ được áp dụng cho chương trình đặc biệt thuộc Chính sách hướng Nam mới của Đài Loan, trong đó ưu tiên du khách từ Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, Campuchia, Lào và Myanmar.
Kể từ khi chương trình bắt đầu vào cuối năm 2015, hơn 500 người Việt Nam, bao gồm cả nhóm du khách mới nhất, đã "mất tích" sau khi đến Đài Loan.
Nhóm du khách Việt Nam đến Cao Hùng chia thành 4 nhóm vào ngày 21 và 23/12 và biến mất khỏi khách sạn của họ gần như ngay khi đến. Kể từ đó, 12 người đã được tìm thấy, 8 người đã tự nguyện tới trình báo, trong khi ba người đã rời khỏi Đài Loan. Hiện còn 91 đàn ông và 37 phụ nữ vẫn chưa được tìm thấy.
Hôm 29/12, một ngày sau khi nhậm chức, tân Tổng Giám đốc Cơ quan Di trú Đài Loan (NIA) Khâu Phong Quang cho biết ông muốn tìm ra kẻ chủ mưu đằng sau vụ mất tích của 152 khách du lịch Việt Nam.
Trong các cuộc thảo luận với các quan chức NIA, ông Khâu nhấn mạnh cần tìm ra ai là người tổ chức trốn thoát để những người Việt Nam làm việc bất hợp pháp tại Đài Loan.
Theo CNA, những người Việt Nam được tìm thấy đã báo cáo với cảnh sát rằng có người đón họ trên khắp Đài Loan, cho thấy sự tham gia của một nhóm có tổ chức.