Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

#FORMAT

Đại hồng thủy tàn khốc nhất ở TQ từng khiến hơn 4.000 người chết

Tình trạng lũ lụt đang hoành hành ở Trung Quốc khiến nhiều người lo ngại thảm họa đại hồng thủy các năm 1931 hay 1998 có thể tái diễn, đe dọa mạng sống của hàng nghìn người.

Mưa lớn kéo dài hàng tháng qua đang khiến lưu vực sông Trường Giang đối mặt nguy cơ lũ lụt tàn khốc tương tự năm 1998, khiến hơn 4.000 người thiệt mạng và 14 triệu người mất nhà cửa.

Trường Giang là con sông dài nhất châu Á và là con sông quan trọng nhất Trung Quốc, với khoảng 175 thành phố nằm dọc hai bên bờ.

Lưu vực sông Trường Giang, nơi đặt trụ sở của một số công ty đa quốc gia, cũng là mảnh đất màu mỡ cho phát triển công nghiệp thủy điện, tạo ra gần một nửa giá trị GDP của Trung Quốc.

Đồ họa của South China Morning Post miêu tả ảnh hưởng của sông Trường Giang lên diện tích lớn đất đai của Trung Quốc qua các mùa lũ.

Thảm họa tự nhiên từ sông Trường Giang

Vùng trung lưu và hạ lưu sông Trường Giang là khu vực dễ bị ngập lụt. Mỗi mùa hè, nước sông dâng cao và tràn qua bờ. Trong khi đó, vùng thượng lưu ít có nguy cơ bị lũ hơn vì dòng sông chảy qua các dãy núi với độ dốc cao.

Trong lịch sử, một số trận lũ lớn từng khiến Trung Quốc phải đối mặt với thảm họa. Nếu không tính đến nạn đói và các đại dịch, trận lũ năm 1931 ở miền Trung Trung Quốc được coi là thảm họa tự nhiên nguy hiểm nhất thế kỷ 20. Hơn 140.000 người bị nước lũ nhấn chìm và ít nhất 3,7 triệu người cũng thiệt mạng trong 9 tháng sau cơn đại hồng thủy.

Trước khi dự án đập Tam Hiệp được hoàn thiện vào năm 2009, các khu vực ven sông chủ yếu dựa vào các bờ kè, hồ chứa để đối phó với lũ lụt.

Tới nay, chưa đầy 20 năm sau khi đập Tam Hiệp đi vào hoạt động, Trung Quốc đang phải hứng chịu trận đại hồng thủy tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ. Tình trạng hiện nay làm dấy lên câu hỏi về hiệu quả của đập Tam Hiệp và liệu công trình nổi tiếng thế giới này có gặp nguy hiểm trước sức tàn phá khủng khiếp của lũ lụt kéo dài từ tháng 6 tới nay hay không.

Vào ngày 2/7, sông Trường Giang lần đầu đạt đỉnh lũ trong năm 2020. Ủy ban Thủy lợi Trường Giang tuyên bố mực nước sông lên tới 146,97 m với lưu lượng nước cực đại là 53.000 m3/giây, tương đương với trận lũ năm 1998.

Trước trận lũ lụt thứ ba đổ bộ trên sông Trường Giang, hôm 27/7, đập Tam Hiệp đã tiếp tục xả lũ ở mức 37% để đảm bảo có đủ sức chứa và giữ an toàn cho vùng trung lưu và hạ lưu sông.

Trước đó hôm 18/7, đập Tam Hiệp cũng phải mở 3 cửa xả lũ để đối phó với lũ số 2 trên sông Trường Giang.

Trận hồng thủy năm 2020

Mưa lớn và lũ lụt kéo dài đã tàn phá Trung Quốc kể từ đầu tháng 6. Tuy nhiên, theo Cục Khí tượng Trung Quốc, kể từ năm 1961 mưa lớn ở nước này đã tăng lên 20%. Hiện nay, mực nước của 433 con sông đang vượt mức báo động, trong đó có 33 sông ghi nhận mức nước cao kỷ lục.

Mưa tầm tã trút xuống 27/31 tỉnh của Trung Quốc, ảnh hưởng đến hơn 37 triệu người và khiến 141 người thiệt mạng hoặc mất tích, theo số liệu từ Bộ Quản lý Khẩn cấp hôm 27/7. Cho đến nay, thiệt hại kinh tế ước tính là 86 tỷ nhân dân tệ (12,3 tỷ USD).

lu lut Trung Quoc anh 1 lu lut Trung Quoc anh 2

Lượng nước ở hồ Bà Dương thay đổi từ tháng 12/2019-7/2020, phá kỷ lục năm 1998 vào ngày 13/7 với mức nước dâng cao đến 22,6 m.

Hồ Bà Dương, hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc nằm ở phía đông tỉnh Giang Tây, ghi nhận mực nước dâng lên đến 22,6 m vào ngày 13/7 - mức cao nhất từng được ghi nhận, vượt qua kỷ lục trước đó là 22,52 m vào năm 1998.

Hình ảnh vệ tinh từ Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy mực nước hồ Bà Dương thay đổi từ tháng 12/2019-7/2020.

Thiệt hại do lũ lụt từ năm 1990

Lũ lụt ở miền Trung và miền Đông Trung Quốc thường gây thiệt hại lớn về người và của.

"Mưa mận" đến sớm hơn

Độ ẩm cao, khí nóng và mưa có thể khiến quần áo, nhà cửa và thực phẩm bị mốc. Nhưng dạng thời tiết này lại tạo điều kiện thuận lợi cho vụ thu hoạch mận hàng năm ở Trung Quốc.

Người dân còn gọi "mùa mưa mận" (meiyu) là "mùa mưa mốc" vì trong tiếng Trung, từ "mốc" và "mận" có cách phát âm giống nhau.

Chuyên gia tại Trung tâm Khí tượng Quốc gia Trung Quốc (NCC) cho biết lượng mưa lớn trút xuống trong năm nay trùng vào thời điểm mùa mưa ở Đông Á.

Mùa mưa mận năm nay bắt đầu sớm hơn một tuần so với các năm trước và với cường độ mạnh hơn bình thường.

Mưa mận thường bắt đầu vào tháng 6 và có thể kéo dài đến tháng 8. Đây là hiện tượng thời tiết hình thành khi khối khí ẩm từ Thái Bình Dương thổi vào và gặp khối khí lạnh hơn từ lục địa thổi ra.

Đường biên giữa hai khối khí di chuyển qua lại, tùy thuộc vào độ mạnh của khối không khí nóng ẩm và khối khí lạnh hơn từ lục địa, gây ra mưa lớn kéo dài.

Hiện tượng này khiến nước sông Trường Giang dâng cao tràn bờ. Mưa lớn sẽ kết thúc khi khối khí nóng ẩm đủ mạnh để đẩy đường biên giữa hai khối khí về hướng bắc và tiến sâu vào đất liền.

Đợt lũ thứ 3 trên sông Dương Tử gây áp lực lên đập Tam Hiệp Hơn 2 triệu người phải di dời vì lũ lụt vùi dập sông Dương Tử của Trung Quốc và những con sông lớn gần đó. Thiệt hại trực tiếp do lũ lụt gây ra ước tính lên đến 64 tỷ NDT.

Lượng nước đổ về cao kỷ lục, Đập Tam Hiệp tiếp tục xả lũ lần 3

Trước trận lũ lụt thứ ba đổ bộ trên sông Trường Giang, đập Tam Hiệp đã tiếp tục xả lũ ở mức 37% để đảm bảo có đủ sức chứa và giữ an toàn cho vùng trung lưu và hạ lưu sông.

Trung Quốc cảnh báo đợt lũ tệ nhất trên sông Trường Giang vẫn chưa tới

Chính quyền Trung Quốc cảnh báo rằng đợt lũ tồi tệ nhất trên lưu vực sông Trường Giang vẫn chưa tới, và giới chức có thể sẽ phải di tản thêm hàng triệu người.

Hương Ly (theo SCMP)

Ảnh: SCMP, Xinhua; Đồ họa: SCMP; Việt hóa: Nhân Lê

Bạn có thể quan tâm