Nếu như trước đây, mọi thông tin hoạt động, chương trình giáo dục và các thông báo về kỳ tuyển sinh chỉ được đăng tải trên Website chính thức của trường thì giờ đây, trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng mở rộng kênh thông tin, công bố trên đa nền tảng, trong đó Zalo là công cụ tối ưu được lựa chọn triển khai trong giai đoạn này.
Đại học Kiến trúc Đà Nẵng công bố điểm chuẩn xét tuyển học bạ thông qua Zalo |
Từ đây, thí sinh và phụ huynh đã cập nhật điểm chuẩn trúng tuyển của các ngành/chuyên ngành ngay trên nền tảng Zalo môt cách nhanh chóng. Nhiều phụ huynh và học sinh đánh giá cao tính tiện lợi của việc nhận thông tin trực tiếp từ Zalo khi không cần phải canh từng giờ trên website để nhận kết quả, thay vào đó chỉ cần nhận được thông báo của trường trên Zalo là có thể vào xem điểm chuẩn ngay lập tức. Bên cạnh đó, trường còn hướng dẫn hoàn thành thủ tục hồ sơ nguyện vọng trên cổng tuyển sinh của Bộ Giáo dục & Đào tạo để được công nhận trúng tuyển sớm vào nguyện vọng ưu tiên.
Cùng với việc công bố điểm chuẩn xét tuyển học bạ năm 2024, kỳ tuyển sinh đợt 3 cũng lập tức được triển khai ngay sau khi đợt 2 kết thúc. Với đợt tuyển sinh này, trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng tiếp tục nhận đăng ký hồ sơ xét tuyển thông qua mini app của trường trên Zalo, đồng thời gửi thông báo trên kênh official account (OA).
Tin tức về chương trình tuyển sinh 2024 được cập nhật liên tục trên Zalo Official Account của trường. |
Theo đó, từ ngày 1-30/7/2024, trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển Đại học năm 2024 theo các phương thức: Xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT 2024 và xét theo kết quả học tập của 5 học kỳ THPT. Cụ thể, với các thí sinh tốt nghiệp năm 2024, chỉ cần đăng ký mã trường KTD và đặt nguyện vọng vào ngành học mong muốn trên cổng tuyển sinh của Bộ GD&ĐT. Đối với các thí sinh tự do, truy cập mini app Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng, lựa chọn đăng ký xét tuyển và nhập thông tin theo yêu cầu để đăng ký xét tuyển.
Được biết, trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng đã tích cực ứng dụng Zalo trong 2 đợt tuyển sinh đầu tiên của năm 2024. Đặc biệt, trong đợt 1 tuyển sinh vào tháng 3, trường đã thu về hơn 46.000 lượt đăng ký tư vấn xét tuyển chỉ trong vòng 10 ngày triển khai trên Zalo Mini App. Đây cũng là trường đại học đầu tiên tại Việt Nam tiên phong ứng dụng Zalo trong chuyển đổi số tuyển sinh. Điều này không chỉ nâng cao hiệu quả quản lý và tư vấn tuyển sinh mà còn khẳng định vai trò của công nghệ trong giáo dục hiện đại. Thông qua Zalo Mini App, trường có thể tương tác trực tiếp với thí sinh, giải đáp thắc mắc, cung cấp thông tin chi tiết về các chương trình đào tạo, học phí và các chính sách hỗ trợ sinh viên.
Đây là bước đi quan trọng, không chỉ giúp nhà trường cải thiện quy trình tuyển sinh mà còn tạo tiền đề cho các trường đại học khác tham khảo và áp dụng, mở ra nhiều cơ hội và tiềm năng cho chuyển đổi số giáo dục trong tương lai. Được biết, sau thành công của trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng trong việc ứng dụng Zalo vào tuyển sinh, trường Đại học Thái Bình Dương và Phân hiệu trường Đại học Thủy Lợi cũng đã áp dụng hình thức tuyển sinh qua Zalo, cụ thể là phát triển mini app của trường và phân hiệu trường trên nền tảng này.
Thực tế cho thấy, Zalo không chỉ hỗ trợ chuyển đổi số trong dịch vụ hành chính công mà còn mở rộng sang các lĩnh vực khác như giáo dục, nông nghiệp, giao thông công cộng và nhiều tiện ích đời sống khác. Theo thống kê, hiện nay trên Zalo có hơn 16.100 official account đang hoạt động với gần 57 triệu người quan tâm. Chỉ tính riêng trong năm 2023 đã có 1,6 tỷ lượt tương tác giữa chính quyền và người dân được tạo ra. Bên cạnh đó, Zalo Mini app hiện có 400 CQNN đang hoạt động, phục vụ hơn 5,7 triệu người dùng chỉ sau hơn một năm triển khai dịch vụ này cho cơ quan nhà nước và các đơn vị tiện ích công. Một số mini app nổi bật có thể kể đến như Tây Ninh Smart, Đồng Nai Smart, Đắk Lắk Trực Tuyến, Phòng chống thiên tai Việt Nam, Đăng kiểm, GoBus TPHCM, Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng,...