Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đại gia thủy sản nâng khống hàng tồn kho 1.900 tỷ đồng

Kinh doanh thua lỗ, ông Khuân chỉ đạo thuộc cấp nâng khống hàng tồn kho trị giá hàng nghìn tỷ đồng để làm tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng, rồi bỏ trốn sang Mỹ.

Sáng 20/7, TAND tỉnh Sóc Trăng xét xử sơ thẩm vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng xảy ra tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Phương Nam (công ty Phương Nam, có trụ sở tại Sóc Trăng). Gần 30 luật sư đã tham gia bào chữa cho 27 bị cáo.

1
Các bị cáo tại toà. Ảnh: Việt Tường.

Theo cáo trạng, Công ty Phương Nam được thành lập năm 1998. Doanh nghiệp này trở thành công ty cổ phần sau đó 2 năm, vốn điều lệ 295 tỷ đồng. Ngoài Chủ tịch HĐQT Lâm Ngọc Khuân, 3 cổ đông còn lại là bà Trần Thị Mỹ - vợ ông này và con gái Lâm Ngọc Hân cùng cháu trai Huỳnh Phúc Quế (chỉ đứng tên 24% cổ phần nhưng thực tế không góp vốn).

Từ khi thành lập đến tháng 9/2012, công ty Phương Nam kinh doanh thua lỗ trên 996 tỷ đồng. Để đủ điều kiện vay vốn ngân hàng, doanh nghiệp đã lập 19 báo cáo tài chính gian dối về kết quả kinh doanh với nội dung năm nào cũng có lãi.

Đại gia nợ nghìn tỷ ở miền Tây khởi nghiệp từ chiếc xe lôi

Lâm Ngọc Khuân (nguyên giám đốc công ty thủy sản Phương Nam) sau khi mất khả năng trả nợ thì trốn ra nước ngoài để... chữa bệnh. Nhiều đồng phạm của "đại gia" này đã bị khởi tố.

Bằng những thủ đoạn gian dối, doanh nghiệp đã quan hệ tín dụng với 5 nhà băng là Ngân hàng Bưu điện Liên Việt - Sở giao dịch Hậu Giang (LPB Hậu Giang), Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) chi nhánh Sóc Trăng, Vietcombank Sóc Trăng, Sacombank Sóc Trăng và Ngân hàng An Bình (ABbank) chi nhánh Bạc Liêu. Để vay được hàng nghìn tỷ đồng từ các ngân hàng (21 hợp đồng thế chấp), công ty Phương Nam lập báo cáo khống về hàng tồn kho là tôm đông lạnh.

Trong đó, năm 2010, lãnh đạo công ty ký 5 hợp đồng thế chấp với 4 ngân hàng. Giá trị hàng tồn kho được công ty nâng khống từ 111 tỷ đồng lên 1.957 tỷ. Từ tháng 4/2011 đến tháng 2/2012, Phương Nam ký 8 hợp đồng vay vốn của 5 ngân hàng. Giá trị hàng tồn kho ở thời điểm nhiều nhất là 280 tỷ đồng, nhưng được nâng khống lên 2.140 tỷ. 

2
Trịnh Thị Hồng Phượng bị truy tố tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ảnh: Việt Tường.

Như vậy, trong các lần vay vốn, đơn vị đã nâng khống giá trị tài sản đảm bảo là hàng tồn kho khoảng 1.900 tỷ đồng. Đến tháng 5/2014, giá trị thật của tài sản này chỉ còn trên 40,5 tỷ đồng.

Theo cơ quan công tố, doanh nghiệp đã gian dối trong việc sử dụng một bộ chứng từ mua tôm nguyên liệu và chi phí sản xuất để sao y ra thành nhiều bản, gửi các ngân hàng để che giấu việc sử dụng vốn sai mục đích.

Dinh thự của đại gia miền Tây sau khi bỏ trốn

Trong nhiều bất động sản ông Khuân thế chấp ngân hàng có dinh thự được cho lớn nhất Sóc Trăng. Ông ta đang bỏ trốn cùng khoản nợ trên 1.600 tỷ.

Cáo trạng cũng xác định, bằng thủ đoạn gian dối mà công ty Phương Nam đã được các ngân hàng cho vay gần 16.170 tỷ đồng (trong nhiều năm). Trên thực tế, công ty chỉ sử dụng vốn vay đúng mục đích để duy trì sản xuất kinh doanh là 5.971 tỷ đồng, còn lại trên 10.198 tỷ được sử dụng sai mục đích, chủ yếu là đảo nợ và trả lãi vay.

Sau hơn 2 năm điều tra, nhà chức trách xác định ông Khuân và con gái Lâm Ngọc Hân (nguyên giám đốc công ty) có vai trò chủ mưu, cầm đầu để kế toán trưởng Lâm Minh Mẫn và phó giám đốc Trịnh Thị Hồng Phượng (cùng 35 tuổi) thực hiện các thủ đoạn gian dối, chiếm đoạt gần 785 tỷ đồng. Sau đó, cha con ông Khuân sang Mỹ và bỏ trốn. Bộ Công an đã truy nã quốc tế đối với Khuân và Hân nhưng đến nay chưa bắt được.

3
Cha con Lâm Ngọc Khuân đã bỏ trốn, đang bị truy nã quốc tế. Ảnh: Nhật Tân.

Tại quê nhà, Mẫn và Phượng bị VKSND tối cao truy tố tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản với vai trò đồng phạm giúp sức cho cha con ông Khuân. Theo cơ quan công tố, biết công ty kinh doanh thua lỗ nhưng Mẫn và Phượng vẫn lập hồ sơ khống theo chỉ đạo của Khuân. Trong 19 báo cáo tài chính thể hiện kết quả kinh doanh có lãi do Mẫn trình, ông Khuân ký duyệt 13 bản, Hân 4 bản, Phượng 2 bản. 

Liên quan vụ án, 25 bị cáo nguyên là lãnh đạo và cán bộ của 5 ngân hàng (LPB Hậu Giang, VDB chi nhánh Sóc Trăng, Vietcombank Sóc Trăng, Sacombank Sóc Trăng và ABbank chi nhánh Bạc Liêu) bị truy tố tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Ngoài 5 ngân hàng này, cơ quan chức năng còn phát hiện 3 ngân hàng khác có cho Thủy sản Phương Nam vay vốn là Agribank Sóc Trăng, Vietinbank Sóc Trăng và Ngân hàng Liên doanh Việt Thái.

"Do thời hạn điều tra vụ án đã hết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an tiếp tục tách phần tài liệu về sai phạm tại Agribank Sóc Trăng, Vietinbank Sóc Trăng và Ngân hàng Liên doanh Việt Thái để điều tra, xử lý sau", cáo trạng nêu.

Dự kiến, phiên tòa sẽ kết thúc vào ngày 31/7. 

Đại gia lừa đảo rồi bỏ trốn có nhiều bất động sản ở quê

Đại gia thủy sản ở Sóc Trăng lừa đảo hàng trăm tỷ đồng rồi bỏ trốn. Các tài sản của ông này đã được giao lại cho con trai xử lý.

Tòa sắp xử vụ đại gia thủy sản lừa trên 780 tỷ đồng

Hơn hai năm bị công an điều tra, nhiều người nguyên là lãnh đạo các ngân hàng ở miền Tây sắp ra tòa. Họ liên quan đến vụ án lừa đảo xảy ra tại Thủy sản Phương Nam.

Việt Tường

Bạn có thể quan tâm