Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đại gia chơi nghệ thuật: Khi vợ tỷ phú Roman Abramovich phải xin lỗi

Dasha Zhukova, vợ Roman Abramovich, có dòng dõi thượng lưu và am hiểu hội họa. Cô từng xin lỗi một cách cầu thị vì bức ảnh ngồi lên chiếc ghế hình phụ nữ da đen bán khỏa thân.

Chiếc ghế đó là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo của nghệ sĩ người Nauy Bjarne Melgaard. Bản thân Dasha Zhukova, tổng biên tập một tạp chí nghệ thuật đương đại kiêm nhà sưu tầm danh tiếng. Thế nhưng, vào năm 2014, cô lại chụp bức ảnh ngồi lên chiếc ghế này vào đúng dịp tưởng niệm mục sư Martin Luther King Jr., cha đẻ phong trào chống phân biệt chủng tộc của Mỹ.

Khi bị chỉ trích, Zhukova, phu nhân của tài phiệt lừng danh Roman Abramovich, đã lên tiếng xin lỗi với thái độ cầu thị. Cô không cậy mình có địa vị cao mà coi thường giới nghệ sĩ và dư luận.

Lời xin lỗi của phu nhân tài phiệt

Câu chuyện trên xảy ra vào năm 2014, khi Zhukova còn là bạn gái trên danh nghĩa của Abramovich. Thực tế, cả hai đã bí mật kết hôn vào năm 2008 nên lúc đó họ đã là vợ chồng.

Cả Zhukova và Abramovich đều là những nhân vật có địa vị cao trong xã hội Nga và phương Tây, có phông văn hóa tốt và am hiểu nghệ thuật. Đôi vợ chồng cùng nhau sưu tầm nghệ thuật qua các buổi đấu giá của những nhà đấu giá danh tiếng nhất thế giới. 

dam vinh hung ky len tranh anh 1
Nữ đại gia mê nghệ thuật Dasha Zhukova và bức ảnh gây tranh cãi. Ảnh: Bruno 24/7.

Bản thân Zhukova còn lập cả bảo tàng nghệ thuật đương đại mang tên Garage Garage và tạp chí cùng tên Garage Magazine do cô làm tổng biên tập, cũng như tài trợ cho một số chương trình nghệ thuật, bảo tàng lớn.

Thế nhưng, với nền tảng văn hóa tốt như vậy, Zhukova cũng không tránh khỏi lỗi ứng xử văn hóa khi bức ảnh cô ngồi trên chiếc ghế hình phụ nữ da đen lại được đăng đúng vào dịp tưởng niệm Martin Luther King Jr.

Để sửa chữa sai lầm này, tạp chí Bruno 24/7, nơi đăng tải bài phỏng vấn Zhukova kèm bức ảnh, đã cắt gần một nửa bức ảnh khi lên trang, chỉ còn lại phần trên của chiếc ghế là đôi chân.

Còn Zhukova đã ra thông cáo riêng, giải thích đây là "sự trùng hợp" khi bài báo lên trang đúng vào dịp tưởng niệm. Nhưng cô cũng nhận hết lỗi về mình khi viết thêm: "Tôi rất tiếc khi một tác phẩm nghệ thuật có nghĩa như vậy lại được sử dụng trong bối cảnh này. Tôi hoàn toàn phẫn nộ vì nạn phân biệt chủng tộc và muốn xin lỗi những ai bị xúc phạm bởi hình ảnh này của tôi".

dam vinh hung ky len tranh anh 2
Tạp chí Bruno 24/7 đã cắt đi một phần của bức ảnh sau khi bị chỉ trích.

Câu chuyện này được nhà báo Nguyễn Thành Trung nhắc lại khi mạng xã hội Việt Nam đang bàn tán về việc Đàm Vĩnh Hưng, Lệ Quyên và nhiều ca sĩ ký tên lên tranh của họa sĩ nổi tiếng Hứa Thanh Bình. Cách ứng xử của Zhukova có thể là coi cách ứng xử phù hợp của một người thuộc tầng lớp thượng lưu khi mắc lỗi về nghệ thuật: nhận lỗi và không coi thường dư luận.

Là người hiểu biết, Zhukova nhận ra sự trùng hợp về thời gian đăng tải là một rủi ro mà cô phải chịu khi là người nổi tiếng, có ảnh hưởng xã hội. Với nhiều người, chính vì sự trùng hợp này, cô không có lỗi. Thế nhưng, phu nhân Abramovich vẫn xin lỗi vì biết rằng hình ảnh có thể tác động tiêu cực đến một vài nhóm người.

Tranh Banksy tự phá hủy: Người mua vẫn trân trọng

Gần đây, giới nghệ thuật quốc tế lại rung chuyển vì một sự vụ khác. Tại buổi đấu giá của Sotheby's hôm 5/10, bức tranh "Girl With Balloon" (Cô bé và quả bóng bay) của nghệ sĩ nổi tiếng Banksy vừa được chốt giá 1,4 triệu USD, ngay lập tức trôi xuống máy xé được lắp vào khung tranh và tự hủy hoại một nửa bức tranh.

Sự việc "vô tiền khoáng hậu" này thu hút sự quan tâm của truyền thông thế giới và cũng trở nên "viral" mạnh mẽ trên mạng xã hội. Người thì cho rằng đây là "chiêu trò" của Banksy và nhà đấu giá Sotheby's nhằm thu hút truyền thông, người cho việc "tranh tự hủy" là một màn trình diễn nghệ thuật đương đại đầy sáng tạo.

dam vinh hung ky len tranh anh 3
Bức tranh tự xé nổi tiếng thế giới của Banksy. Ảnh: Sotheby’s.

Một chủ đề được quan tâm khác là ứng xử của người mua, người đã đồng ý trả 1,4 triệu USD cho tác phẩm, sau khi tranh bị xé một nửa. Theo New York Times, người mua, một phụ nữ giấu tên và trả giá qua điện thoại, đã tuyên bố vẫn mua và giữ bức tranh với đúng mức giá 1,4 triệu USD.

"Sau khi chiếc búa gõ xuống và tác phẩm bị xé nhỏ trong vài giây, thoạt đầu tôi thấy sốc", người phụ nữ cho biết, "Nhưng rồi tôi nhận ra rằng mình sẽ sở hữu một tác phẩm thuộc về lịch sử nghệ thuật". Người phụ nữ này là một nhà sưu tập người châu Âu và cũng là khách hàng lâu năm của Sotheby's, nhiều khả năng rất giàu có và thuộc giới thượng lưu.

Sau sự việc, tác phẩm đã được đổi tên thành “Love Is in the Bin” (Tình yêu trong thùng rác). Sau khi tự xé, giới buôn tranh cũng nhận định, giá trị của tác phẩm được tăng lên chứ không hề giảm đi. Vì hiện tại, đây là "tác phẩm đầu tiên trong giới hội họa được sáng tạo và hoàn thiện trực tiếp trước mắt công chúng, ngay trong lúc đấu giá chính nó".

Với sự độc nhất vô nhị đó, tác phẩm “Love Is in the Bin” hiện được định giá vào khoảng 2,3 triệu USD chứ không chỉ là 1,4 triệu USD.

Còn Alex Branczik, Chủ tịch bộ phận nghệ thuật đương đại của nhà đấu giá Sotheby's ở châu Âu, nhận định với New York Times: "Banksy không hề phá hủy tác phẩm, anh ta sáng tạo ra nó".

Tất nhiên, đó là nhận định của những người hiểu được giá trị của tác phẩm nghệ thuật. Còn với những ai coi đây chỉ là món hàng mua và bán, bức tranh bị xé coi như là phế phẩm, xứng đáng vào thùng rác như cái tên mới đầy giễu cợt của nó.

Tác phẩm nghệ thuật được bảo vệ khỏi hành vi phá hủy, thay đổi

Theo Nolo, một trang web chuyên về kiến thức luật, tại nhiều nước trên thế giới, có những điều luật được lập ra để ngăn chặn sự thay đổi và phá hủy tác phẩm, tạo cho nghệ sĩ "quyền đạo đức" để bảo vệ những sáng tạo của họ. Quyền đạo đức cho người sáng tạo kiểm soát số phận cuối cùng của tác phẩm nghệ thuật của mình, đồng thời bảo vệ danh tiếng của nghệ sĩ.

Quyền đạo đức bao gồm quyền được ghi danh, quyền ngăn không cho tác phẩm bị thay đổi mà không có sự cho phép của tác giả, quyền kiểm soát việc ai sở hữu tác phẩm, cách thức tác phẩm được trưng bày như thế nào và quyền nhận tiền bản quyền khi giao dịch mua bán.

Tại Mỹ, năm 1990, Quốc hội ban hành đạo luật về Quyền tác giả nghệ sĩ thị giác (VARA). VARA bảo vệ tác giả và tác phẩm trước nhưng "cố ý làm biến dạng, cắt xén, hoặc các sửa đổi khác đối với tác phẩm, gây phương hại đến danh dự hoặc danh tiếng của nghệ sĩ".

Giới họa sĩ thấy 'đau nhiều hơn giận' khi Đàm Vĩnh Hưng ký lên tranh

Nhiều nghệ sĩ, trong đó có tên tuổi lớn là họa sĩ Nguyễn Thanh Bình và nhà thơ Đỗ Trung Quân, đồng loạt lên tiếng về sự việc tranh của họa sĩ Hứa Thanh Bình bị nhiều ca sĩ ký tên.


Mi Ly

Bạn có thể quan tâm