Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đại dự án tỷ đô ở sông Hồng của bầu Thụy làm nóng họp báo

Tại cuộc họp báo Chính phủ hôm nay (5/5), rất nhiều câu hỏi đã được đặt ra liên quan tới đại dự án tỷ USD ở sông Hồng.

Bộ Kế hoạch & Đầu tư đang trình Thủ tướng xem xét, phê duyệt Dự án Giao thông đường thuỷ xuyên Á và thuỷ điện trên sông Hồng.

Dự án do Công ty TNHH Xuân Thiện, thành viên Tập đoàn ThaiGroup (trước là Tập đoàn Xuân Thành, do ông Nguyễn Đức Thụy làm Chủ tịch HĐQT) đề xuất việc tạo một tuyến giao thông từ Hà Nội lên phía bắc, xuôi xuống một số vùng biển, nạo vét 288 km đường sông và kết hợp làm thủy điện.

Với dự án này, chủ đầu tư muốn tăng khả năng kết nối thủy lộ thẳng từ Trung Quốc dọc sông Hồng, qua Hà Nội và nhiều tỉnh, tới các cảng biển phía Bắc.

Tại cuộc họp báo của Chính phủ chiều ngày 5/5, rất nhiều phóng viên muốn đặt câu hỏi liên quan tới dự án này.

Dai du an ty USD o song Hong anh 1
Ông 

Nguyễn Xuân Tự, Vụ trưởng Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư (Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Trả lời báo chí về vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Tự, Vụ trưởng Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho hay dự án này vẫn đang ở bước sơ khai, ý tưởng, đề xuất ban đầu.

“Bộ đã xin ý kiến các Bộ, ngành, địa phương liên quan và nhận được sự đồng thuận khá cao của các Bộ, ngành, địa phương, nhưng sự đồng thuận ở đây cũng chỉ là bước báo cáo Thủ tướng cho chủ đầu tư nghiên cứu tiếp về dự án chứ dự án chưa được triển khai ngay”, ông Tự thông tin.

Theo ông Tự, nếu được đầu tư, dự án còn phải qua 2 bước nữa: Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đề án, sau đó thì có cơ quan nhà nước tổ chức đọc báo cáo về tính khả thi và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư đó thì nhà đầu tư mới được đầu tư.

“Chúng ta ủng hộ các sáng kiến không có nghĩa là cứ nhà đầu tư đề xuất là được lựa chọn đầu tư. Quá trình lựa chọn đầu tư phải thông qua quá trình thẩm định theo Luật đấu thầu và các quy định liên quan”, ông Tự khẳng định.

Thừa nhận dự án này chắc chắn gây ảnh hưởng về môi trường khi nạo vét lòng sông, xây đập thủy điện…, nhưng ông Tự cho rằng ảnh hưởng ra sao thì phải có đánh giá tác động môi trường mới biết được và việc đó lại thuộc về giai đoạn sau của dự án – giai đoạn lập dự án khả thi.  

“Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ phải xem xét, đánh giá vấn đề này”, ông Tự nhấn mạnh.

Ngoài ra, đại diện Bộ KH&ĐT cho hay, đây là dự án có tầm ảnh hưởng lớn nên cần nghiên cứu kỹ về thủy văn, thủy lợi, lấy nước cho các công trình thủy lợi, xói lở 2 bờ sông, xây dựng những đập dâng nước thì xây dựng ở vị trí nào, mua bán điện ra sao…

“Vấn đề dư luận đang quan tâm rất chính đáng, nhưng dự án mới ở khâu ý tưởng nên các vấn đề này sẽ được giải quyết ở giai đoạn sau”, ông Tự nhấn mạnh. 

Nợ công gần 127 tỷ USD, chúng ta có gì?

Theo thống kê, nợ công Việt Nam đã đạt 62,2% GDP, khoảng 126,9 tỷ USD, phần nhiều dùng trong các dự án ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng.

Kiều Vui

Bạn có thể quan tâm