Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đại cử tri - đặc sản Mỹ hay 'tàn tích' của chế độ nô lệ?

Các "ông tổ lập quốc" của Mỹ chọn phương thức thức "đại cử tri đoàn" trong bầu cử tổng thống để đảm bảo công bằng giữa các bang hay thực sự vì điều gì khác?

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa voi và lừa Biểu tượng lừa của đảng Dân chủ, và voi cho đảng Cộng hoà xuất hiện trên chính trường Mỹ từ thế kỷ XIX, nhưng ít ai biết những câu chuyện thú vị ẩn chứa đằng sau 2 con vật này.

Tại Hội nghị Lập hiến ở Philadelphia, Pennsylvania, ngày 17/9/1787, khi những "ông tổ lập quốc" của Mỹ cân nhắc có nên để người dân trực tiếp bầu tổng thống, James Madison nói rằng việc để "nô lệ da đen" ở miền Nam đi bỏ phiếu là không thể chấp nhận. 

Người được mệnh danh "Cha đẻ của Hiến pháp Mỹ" đã đề xuất hình mẫu bầu cử theo hệ thống đại cử tri đoàn như ngày nay. Mỗi bang được ấn định số phiếu đại cử tri nhất định, tương đương với quy mô dân số của bang đó. Ứng viên nào giành được đa số phiếu đại cử tri sẽ trở thành tổng thống. 

Kể từ đó, bầu cử theo hình thức đại cử tri đoàn được áp dụng và từng khiến cho 4 ứng viên bị loại khỏi cuộc đua dù nhận được nhiều phiếu phổ thông hơn, gần đây nhất là Al Gore, người bị George W. Bush đánh bại năm 2000.

dai cu tri doan anh 1
Bức tranh nổi tiếng của họa sĩ Howard Chandler Christy mô tả lại Hội nghị Lập hiến của Mỹ năm 1787. Tại hội nghị này, các nhà lập pháp đã thông qua quy chế bầu cử đại cử tri. Ảnh: Us.tomonews.com

Theo PBS Newshour, bầu tổng thống qua đại cử tri là đặc trưng của cơ chế bầu cử tại Mỹ. Hình thức này cho đến nay vẫn gây tranh cãi và chịu nhiều sự chỉ trích từ trong nước.

Những người soạn ra bản hiến pháp năm 1787 đã bác bỏ cách bầu tổng thống thông qua Quốc hội, cũng không thống nhất để cử tri bỏ phiếu trực tiếp. Họ đưa ra nhiều lý do cho việc chọn lựa hình thức đại cử tri nhưng bảo đảm công bằng cho những bang nhỏ hơn không thể nằm trong số đó.

Một vấn đề ít ai nhắc đến và lịch sử nước Mỹ cũng không hề đề cập, đó là hệ thống đại cử tri xuất phát từ sự thỏa hiệp giữa các bang miền Nam và miền Bắc về vấn đề nô lệ. Đây mới là gốc gác của chế độ này.

Nên nhớ rằng vào lúc bấy giờ, Mỹ là một quốc gia non trẻ bị chia rẽ sâu sắc giữa những bang có và không có nô lệ, chứ không phải giữa bang lớn và nhỏ. Một cuộc bầu cử trực tiếp không hề có lợi cho hầu hết các đại biểu từ các bang đông nô lệ miền Nam bởi tại đây dân số nhiều hơn nhưng lượng cử tri hợp pháp ít hơn. Người da đen không có quyền bầu cử vào thời điểm đó.

Trong bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị Lập hiến ở Philadelphia, James Madison nói rằng với lá phiếu phổ thông, các bang miền Nam "chẳng có vai trò gì trong cuộc bầu cử vì dân số da đen quá lớn". Ông nói rằng số dân miền Nam đông hơn miền Bắc nhưng hơn nửa triệu nô lệ ở khu vực này lại không thể bầu cử.

dai cu tri doan anh 2
James Madison, người được mệnh danh là "Cha đẻ của Hiến pháp Mỹ". Ảnh: Midnightfreemasons.org

 

Madison đã đề xuất phương thức "đại cử tri đoàn" trong đó đáng chú ý là "thỏa hiệp 3/5", quy định nô lệ da đen không có quyền bỏ phiếu nhưng được tính bằng 3/5 người thường trong thống kê quy mô dân số của mỗi bang.

Bản thân Madison là một chủ nô ở Virginia, bang đông dân nhất trong 13 bang ở Mỹ lúc đó nếu tính cả nô lệ. Cách tính này đem lại cho Virginia tới 12/91 phiếu đại cử tri, tức bang này sẽ đóng vai trò quyết định trong việc chọn ra tổng thống.

"Đây hoàn toàn không phải là tạo điều kiện cho người da đen bầu cử", Paul Finkelman, giáo sư luật tại Đại học Saskatchewan ở Canada, cho biết. "Các cuộc tranh luận chỉ xoay quanh 'thỏa hiệp 3/5' vô đạo đức nhằm trao quyền lực chính trị cho giới tinh hoa".

Cuộc nội chiến Nam - Bắc Mỹ (1861 - 1865) đã xóa bỏ chế độ nô lệ và giành quyền công dân, quyền bầu cử về cho người da đen. Tuy nhiên, chế độ đại cử tri đoàn vẫn tồn tại nguyên vẹn cho đến ngày nay.

"Thật đáng xấu hổ. Tôi nghĩ rằng hầu hết người Mỹ sẽ cảm thấy thật ghê tởm nếu biết về nguồn gốc thực sự của hệ thống đại cử tri đoàn", ông Finkelman bày tỏ.

Đại cử tri mới trực tiếp bầu tổng thống Mỹ

Đại cử tri là một trong những nét độc đáo của cuộc đua vào Nhà Trắng, họ đóng vai trò quan trọng, chính là người trực tiếp bầu ra tổng thống Mỹ.

Dân thủ đô Mỹ không được bầu tổng thống suốt hơn 160 năm

Năm 1964, lần đầu tiên người dân Washington DC mới được quyền bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống sau hơn 160 năm nơi đây trở thành thủ đô nước Mỹ.




An An

Bạn có thể quan tâm