Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền cho rằng trách nhiệm của ngành là hướng dẫn về thực hiện chính sách tiền lương đối với các doanh nghiệp nhà nước, còn các doanh nghiệp tư nhân thì ngành cũng đều đã có hướng dẫn.
Đường phố ở TP.HCM liên tục ngập lụt. |
“Nhưng tôi nghĩ, việc nhận trách nhiệm, có lẽ chính quyền địa phương phải thực hiện các nội dung cụ thể, còn Bộ làm điều này thì cũng chưa phải đến mức của Bộ”, bà Chuyền nói.
Khó tăng lương theo như đề xuất
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cũng cho biết Bộ đang tính toán, cân nhắc lại các phương án đề xuất về mức tăng tiền lương tối thiểu năm 2014. Theo đó, mức tăng phải đảm bảo hài hòa giữa trách nhiệm đối với quyền lợi của người lao động, nhưng cũng phải đảm bảo để cho các doanh nghiệp vẫn có thể tiếp tục sản xuất sau khi lương mới được áp dụng.
Theo Bộ trưởng LĐ-TB-XH Phạm Thị Hải Chuyền, mức tăng lương tối thiểu vùng mà Bộ trình Chính phủ khó có thể như mức đề xuất của Hội đồng tiền lương quốc gia và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.
Theo đề xuất của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, có thể cân nhắc hai phương án. Một là điều chỉnh tăng thêm từ 400.00-850.000 đồng. Theo đó, lương tối thiểu vùng 1 tăng từ 2,35 triệu đồng lên 3,2 triệu đồng, vùng 2 tăng từ 2,1 triệu đồng lên 2,75 triệu đồng, vùng 3 từ 1,8 triệu đồng lên 2,4 triệu đồng, vùng 4 tăng từ 1,650 triệu đồng lên 2,05 triệu đồng.
Theo Bộ trưởng Hải Chuyền với đề xuất này các bộ ngành, đơn vị, doanh nghiệp thì doanh nghiệp "kêu khó" vì đang trong giai đoạn khó khăn về sản xuất, kinh doanh.
Dù mức tăng không như đề xuất của Hội đồng tiền lương quốc gia, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Bộ trưởng cho biết mức lương cũng không thấp quá, như mức đề xuất đối với doanh nghiệp tăng lên cao nhất 2,75 triệu đồng/tháng có thể điều chỉnh thành 2,7 triệu.
Bà Chuyền khẳng định sẽ sớm chốt để hoàn thiện dự thảo nghị định trình Chính phủ tháng 10 tới phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2014 với người lao động khối doanh nghiệp.