Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đặc thù ngành XNK Việt Nam và chính sách ‘may đo’ trợ lực doanh nghiệp

Trợ lực từ chính sách hỗ trợ thanh toán ngoại tệ là lợi thế để các doanh nghiệp lĩnh vực xuất nhập khẩu bứt tốc trong đà phục hồi và tăng trưởng.

Theo báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2023 từ Bộ Công Thương, lĩnh vực xuất nhập khẩu ghi nhận nhiều dấu hiệu tích cực với kim ngạch xuất khẩu năm 2023 đạt 354,7 tỷ USD, xuất siêu hàng hóa 28,3 tỷ USD. Cán cân thương mại 8 tháng đầu năm nay tiếp tục ghi nhận thặng dư 19,07 tỷ USD, cho thấy rõ xu hướng phục hồi của hoạt động xuất nhập khẩu.

Chính sách mở cửa của Chính phủ cùng các nguồn lực bổ trợ từ ngân hàng đã và đang tạo đà cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu tăng tốc, đưa xuất nhập khẩu trở thành mũi nhọn trong chiến lược đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế.

Cơ cấu hàng hóa đa dạng, chính sách kinh tế mở cửa

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 8 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 511,11 tỷ USD, tăng 16,7% so với cùng kỳ 2023, trong đó xuất khẩu tăng 15,8%, nhập khẩu tăng 17,7%. Các ngành hàng chủ lực của Việt Nam được thị trường quốc tế đón nhận có thể kể đến gạo, hồ tiêu, thủy sản, nông sản, dệt may, cà phê, giày da, dăm gỗ, viên nén gỗ…

Bên cạnh đó, Việt Nam không ngừng khai thác tiềm năng và tạo thị trường cho những ngành chủ lực mới. Trong đó, ngành xuất khẩu gỗ đặt mục tiêu đạt tổng giá trị xuất khẩu đạt 25 tỷ USD vào năm 2030, hướng đến đạt thương hiệu quốc gia trên thị trường quốc tế và vững vị thế ngành kinh tế mũi nhọn mới.

BIDV anh 1

Cơ cấu hàng hóa đa dạng cùng chính sách mở cửa tạo ưu thế nền tảng cho lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Không chỉ được tạo điều kiện thuận lợi từ chính sách kinh tế mở cửa, kênh ngân hàng và các đối tác tài chính cũng đưa ra nhiều hỗ trợ cho doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Với vị thế là ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất Việt Nam, trong nhiều năm qua, BIDV liên tục triển khai nhiều chương trình với nhiều chính sách ưu đãi nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, số hóa các hoạt động thanh toán quốc tế nhằm đẩy mạnh giao thương quốc tế. Các chương trình từ BIDV góp phần hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu các ngành hàng chủ lực của nước ta có thêm lợi thế cạnh tranh, từng bước nâng tầm vị thế hàng hóa Việt Nam trên trường quốc tế.

Bên cạnh đó, lĩnh vực xuất nhập khẩu còn được hưởng lợi từ chính sách kinh tế mở cửa, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nguồn lực quốc tế. Trong năm qua, Việt Nam ghi nhận xuất khẩu sang hầu hết thị trường tăng trưởng tốt, đặc biệt là các thị trường có ký kết FTA với Việt Nam như ASEAN tăng 10,5%, sang Nhật Bản tăng 3,3%, Hàn Quốc tăng 8,6%, EU tăng 15,1%, Australia tăng 22,6%. Việt Nam cũng không ngừng nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với các đối tác lớn như Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp… mở ra chương mới cho hoạt động đầu tư, hợp tác và giao thương hàng hóa song phương.

Trợ lực từ ngân hàng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Bên cạnh các ưu thế ngành, lĩnh vực xuất nhập khẩu Việt Nam không tránh khỏi chịu ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế - chính trị và hoạt động xuất nhập khẩu toàn cầu. Trong bối cảnh biến động tiền tệ bởi tình hình kinh tế chính trị và lạm phát cao, tháo gỡ vướng mắc cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thông qua giải quyết bài toán về nguồn vốn và tín dụng là động thái được nhiều ngân hàng đẩy mạnh với nhiều chính sách cụ thể.

Từ năm 2022, chương trình “Trade Booming” đã được Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) triển khai với mục tiêu đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu mở rộng giao thương quốc tế. Đón đầu đà phục hồi và tăng trưởng của ngành xuất nhập khẩu, “Trade Booming” với nhiều ưu đãi thiết thực cho doanh nghiệp như miễn phí gần 10 dịch vụ trong vòng 1 năm, áp dụng đa dạng loại phí như phí mở/quản lý tài khoản, phí phát hành, phí thường niên năm đầu thẻ ghi nợ doanh nghiệp, thẻ tín dụng doanh nghiệp, phí CTQT đến, phí thông báo LC xuất khẩu/sửa đổi LC xuất khẩu, phí xử lý bộ chứng từ nhờ thu xuất khẩu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp xuất nhập khẩu còn có thể tối ưu hóa chi phí với ưu đãi giảm tới 30% phí thanh toán quốc tế trên BIDV iBank.

BIDV anh 2

Trợ lực từ đối tác ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong hoạt động thanh toán quốc tế.

Không dừng lại ở đó, “Trade Booming” 2024 được bổ sung nhiều khía cạnh mới với gói tài khoản Million USD, ưu đãi tỷ giá mua bán ngoại tệ tới 170 điểm tùy loại ngoại tệ, áp dụng cho các đồng tiền bao gồm USD, EUR, GBP, JPY và KRW. Với những hỗ trợ và ưu đãi hấp dẫn khi tham gia “Trade Booming” và mở tài khoản Million USD, doanh nghiệp xuất nhập khẩu dễ dàng tối ưu nguồn lực, tiết kiệm thời gian, chi phí hoạt động và đẩy mạnh hoạt động giao thương với các đối tác nước ngoài, đẩy mạnh liên kết với mạng lưới nhà cung cấp và khách hàng trên phạm vi toàn cầu.

Những ưu đãi và hỗ trợ hoạt động thanh toán quốc tế từ BIDV không chỉ là trợ lực cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí tài chính, mà còn tối ưu hóa nguồn vốn và tín dụng. Với nguồn vốn được xoay vòng hiệu quả, doanh nghiệp xuất nhập khẩu có nhiều cơ hội để phát triển bền vững, mở ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế tiềm năng nhưng cũng đầy thử thách hiện nay.

Đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu mở rộng giao thương quốc tế, từ 1/1 đến 31/12, BIDV triển khai chương trình Trade Booming với các chính sách ưu việt: Ưu đãi tỷ giá mua bán ngoại tệ tới 170 điểm, miễn phí 10 loại dịch vụ cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn khác.

Chương trình Tài khoản Million USD triển khai từ 6/8/2024 với thời gian ưu đãi lên đến 2 năm, giảm đến 100% phí chuyển tiền trong nước và quốc tế cùng một số loại phí tài trợ thương mại, ưu đãi lãi suất cho vay ngắn hạn cùng các ưu đãi giá trị khác.

Để tìm hiểu thông tin và tham gia các chương trình, độc giả liên hệ chi nhánh BIDV gần nhất hoặc gọi hotline dành riêng cho khách hàng doanh nghiệp 19009248.

Tú Nghiên

Bạn có thể quan tâm