Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đặc nhiệm Thái kể về cuộc lặn không thể quên trong mê cung Tham Luang

Đặc nhiệm hải quân Thái Lan kể lại hành trình đối mặt với bóng tối hang Tham Luang, nơi "nuốt chửng" 13 thành viên đội bóng thiếu niên và giấu họ sâu 10 km bên trong.

Thành viên đội bóng Thái nằm trên cáng khi ra khỏi hang Các thành viên đội bóng Lợn Rừng được an thần, mặc đồ lặn, đeo mặt nạ dưỡng khí và đặt lên cáng để các thợ lặn khiêng ra khỏi hang Tham Luang.

2h45 sáng 24/6, Phó chỉ huy lực lượng đặc nhiệm SEAL của Hải quân Thái Lan Anand Surawan túc trực ở cửa hang Tham Luang Nang Non, tỉnh Chiang Rai, nghe báo cáo chính thức về vụ việc 12 cậu bé và huấn luyện viên bị kẹt bên trong. Đã nhiều giờ trôi qua kể từ lúc đội bóng Lợn Rừng mất tích.

“Tôi không tưởng tượng được ở trong hang động sẽ như thế nào. Tôi cứ nghĩ vẫn phải có chút ánh sáng. Chúng tôi biết bọn trẻ đi hướng nào nên tôi ngỡ việc giải cứu sẽ không quá khó khăn”, ông Anand nói với phóng viên tại cuộc họp báo ngày 11/7.

Tuy nhiên, ngay khi bước vào hang động, ông nhận ra trước mắt hoàn toàn chỉ là bóng tối, thứ bóng tối 'nuốt chửng' và giấu 13 người gặp nạn trong hang sâu dài 10 km.

“Trong đó tối đen như mực. Người của chúng tôi phải leo qua vách đá dựng đứng và vật lộn chui qua những lối hầm chật hẹp. Vách hang động đầy bùn đất cho thấy trước đó nước đã làm ngập lòng hang”, ông kể lại.

giai cuu doi bong Thai mac ket trong hang anh 1
Minh họa quãng đường mà đội cứu hộ phải vượt qua trong chiến dịch giải cứu. Đồ họa: Bangkok Post.

Những ngày đầu khó khăn

Ngày đầu tiến vào hang động, các đặc nhiệm SEAL phải lội qua dòng nước đục ở địa hình đất đá gập ghềnh, sắc nhọn và lặn trong bóng tối. Họ tìm kiếm đội bóng từ 5h đến tận 16h, quên đi thời gian ở nơi ánh sáng mặt trời không thể rọi đến.

Lúc đó, mực nước bắt đầu dâng, đầu tiên là 3 cm/h, sau đó là 8 cm, 13 cm. Nguy cơ lũ lụt buộc lực lượng cứu hộ phải rút lui khi nước tiếp tục dâng cao ở nơi phát hiện dấu tay của các cậu bé gặp nạn.

“Chúng tôi thông báo với thống đốc tỉnh Chiang Rai để điều động máy bơm”, Anand nói. “Chúng tôi không chắc liệu có chỗ nào để ngoi lên mặt nước lấy không khí trong suốt quãng đường 3-4 km hay không”.

Khi lực lượng cứu hộ thoát dần nước khỏi hang, công cuộc tìm kiếm lại tiếp tục. Trong lúc họ đang đặt dây cáp dẫn đường từ khoang lớn số 3 tới khu vực ngã ba, hai thợ lặn người Anh, John Volanthen và Rick Stanton, đã tìm thấy đầy đủ 13 thầy trò đội bóng ở nơi gọi là "Bãi biển Pattaya".

“Họ rời hang số 3, tìm thấy bọn trẻ và quay lại thông báo cho chúng tôi”, Anand kể lại. “Tất cả quá trình tốn 5,5 giờ đồng hồ. Sau đó, chúng tôi cử 4 đặc nhiệm SEAL vào”.

13 sinh mạng đang chờ

Hang Tham Luang lúc nào cũng tối và nước rất lạnh. “Chúng tôi làm việc không biết giờ giấc gì mà chỉ nhìn xem bao nhiêu thời gian đã trôi qua”, ông Anand nói.

4 thợ lặn ưu tú thuộc lực lượng SEAL được giao nhiệm vụ mang thức ăn và chăn vào cho người gặp nạn. Theo sau họ là 3 sĩ quan và bác sĩ, mỗi người được trang bị 4 bình dưỡng khí.

Suốt 23 giờ tiếp theo, đội trưởng mất liên lạc với cả hai nhóm, cho đến khi 3 thợ lặn trở về hang số 3, trạm "tiền tiêu" của hoạt động cứu hộ. Họ được đưa tới bệnh viện trong tình trạng sức khỏe “rất tệ”. Theo Anand, những người còn lại đã dùng gần hết oxy và không thể quay lại.

“Những người trở ra là những người có đủ oxy để quay về báo cáo”, ông nói. “Tình hình rất căng thẳng khi bạn giao nhiệm vụ cho quân của mình nhưng lại không biết họ còn sống hay đã chết”.

giai cuu doi bong Thai mac ket trong hang anh 2
Nhóm thợ lặn Hải quân Thái Lan thăm dò lòng hang ngập nước trong chiến dịch giải cứu đội bóng Thái. Ảnh: AFP. 

Trước khi thực hiện nhiệm vụ, không có thợ lặn nào trong Hải quân Thái Lan có kinh nghiệm lặn hang động, trong khi hang Tham Luang lại là một hệ thống phức tạp với nhiều đường hầm ngoằn ngoèo, chật hẹp. Ở một số nơi, thợ lặn còn phải tháo bình oxy mới có thể lọt qua.

“Thợ lặn tốn 3-10 giờ cho mỗi chuyến đi và tôi cũng phải chờ chừng đó thời gian để biết họ có sống sót trở về hay không”, Anand nói.

Không may, trong quá trình giải cứu, chiến dịch phải đối mặt với một mất mát về người. Saman Kunan, cựu đặc nhiệm SEAL, đã thiệt mạng do thiếu oxy.

“Saman tình nguyện tham gia cùng 5 thợ lặn khác trong nhiệm vụ đặt bình dưỡng khí dọc đường giải cứu. Nhóm thợ lặn nước ngoài trở về sau 3 giờ nhưng 7 giờ trôi qua mà tôi không thấy anh ấy và thợ lặn Thái đi cùng. Lúc đó tôi cứ nghĩ họ mệt và có thể đã dừng lại để nghỉ ngơi”, Anand kể lại.

1h sáng ngày 6/7, người thợ lặn Thái trở về một mình và thông báo với chỉ huy về vụ việc.

“Đêm đó, chúng tôi mất một người, nhưng còn 13 người đang đợi. Chúng tôi phải tiếp tục. Chúng tôi được huấn luyện cho những nhiệm vụ nguy hiểm và luôn sẵn sàng đối mặt với mất mát”, Anand nói.

Kết thúc có hậu

Chiến dịch giải cứu tại Thái Lan được coi là một trong những cuộc cứu nạn khó khăn nhất thế giới.

Kể từ ngày đội bóng được tìm thấy, lực lượng cứu hộ chạy đua với thời gian. Hơn 10.000 sĩ quan quân đội, cảnh sát, bác sĩ, thợ lặn, nhà địa chất học, kỹ sư và nhiều người khác đã làm việc không biết mệt mỏi để vừa duy trì lượng oxy trong hang và ngăn nước dâng trong mùa mưa , vừa tìm phương án giải cứu an toàn nhất.

giai cuu doi bong Thai mac ket trong hang anh 3
Thành viên đội bóng được đặt nằm trên cáng đưa ra ngoài. Ảnh: AFP.

Ngày 8/7, nhóm 4 thành viên đầu tiên, 14-16  tuổi, được đưa ra ngoài an toàn. Trong ngày giải cứu thứ hai, lực lượng cứu hộ giải cứu 4 em 12-14 tuổi. Nhóm cuối cùng được đưa ra khỏi hang vào ngày 10/7, cùng 3 thợ lặn SEAL và bác sĩ.

Mỗi thành viên đội bóng được 2 thợ lặn hộ tống qua đường hầm ngập nước tới khoang số 3, sau đó các em được đưa lên cáng ra xe cấp cứu. Theo Anand, các cậu bé không phải tự bơi. “Bọn trẻ chỉ cần thở trong lúc thợ lặn đưa các em ra ngoài”, ông nói.

Ngay sau khi đợt giải cứu cuối cùng kết thúc, máy bơm chính bất ngờ ngừng hoạt động sau hơn 2 tuần làm việc hết công suất. Đội cứu hộ đã phải nhanh chóng rời hang và bỏ lại hàng trăm bình oxy mà họ có nhiệm vụ tháo dỡ. Không lâu sau đó, cả 3 khoang lớn trong hang đều ngập nước. 

“Giống như một bộ phim vậy”, Chỉ huy lực lượng SEAL Arpakorn Yookongkaew cảm thán. “Nhưng là một bộ phim với kết thúc có hậu”.

Những cuộc giải cứu thần kỳ từ lòng đất Thế giới đã chứng kiến nhiều pha giải cứu thần kỳ từ lòng đất khiến mọi người bất ngờ. Dù rất khó khăn nhưng cuối cùng những nạn nhân đều được lên mặt đất an toàn.

Đặc nhiệm SEAL tiết lộ lý do dùng thuốc an thần để giải cứu cầu thủ

Đặc nhiệm SEAL Thái Lan tiết lộ các thành viên đội bóng được "gây mê" và đưa ra ngoài bằng cáng chứ không bơi như kế hoạch ban đầu, giúp giải cứu thành công và nhanh hơn.

Cuộc giải cứu đội bóng Thái: Phép màu, khoa học, hay là gì?

Bất luận mang tên gọi nào, cuộc giải cứu thần kỳ này chứa những thông điệp lớn hơn nhiều những kinh nghiệm thuần túy chuyên môn về cứu nạn, cứu hộ.


Ngọc Hà

Bạn có thể quan tâm