Cụ thể, tài khoản này đã đổi ảnh ông Mahmoud Ahmadinejad, cựu Tổng thống Iran thành bức selfie của một chàng trai trẻ với râu được tạo bằng các ứng dụng chụp hình.
Hình ảnh tổng thông Iran bị chỉnh sửa sai sự thật trên Wikipedia. |
Đến 9/1, hình ảnh vị cựu tổng thống Iran đã được đổi lại cho đúng và tài khoản Especially when cũng bị khóa vĩnh viễn. Tuy nhiên, khi vào phần lịch sử chỉnh sửa ngày 8/1, người dùng có thể thấy thông tin liên tục bị đổi đi đổi lại.
Ông Mahmoud Ahmadinejad là tổng thống thứ 6 của Cộng hòa Hồi giáo Iran trong giai đoạn 2005-2013. Ông trở thành tổng thống ngày 6/8/2005 và tái đắc cử năm 2009.
Trọng Thiện - một tình nguyện viên của Wikipedia đang sinh sống tại TP.HCM - cho hay hành vi chỉnh sửa trang Wikipedia của người dùng Việt Nam không hiếm gặp.
"Họ thường thay đổi nội dung những chủ đề nóng, được nhiều người quan tâm", anh nói. Công việc của những tình nguyện viên như Thiện là vào những chủ đề trên, xem lại lịch sử chỉnh sửa để có điều chỉnh kịp thời.
Hình ảnh cựu tổng thống Iran bị thay đổi trong bối cảnh căng thẳng quân sự giữa Mỹ và Iran đang leo thang. Tuy vậy, Wikipedia vẫn có những chính sách mạnh tay với những người đóng góp nội dung sai lệch.
"Đối với những trường hợp ngoan cố phá hoại, ban quản trị Wikipedia sẽ dùng đến biện pháp chặn IP, cấm vĩnh viễn truy cập", Thiện cho biết.
Trước đó, thông tin Wikipedia của đội tuyển Thái Lan cũng bị chỉnh sửa rất phản cảm. Theo đó, dưới tên gọi bằng tiếng Thái, thay cho biệt danh Voi chiến là dòng chữ "thua Việt Nam 19/11/2019". Phần huấn luyện viên cũng bị phá hoại thành "Nishino Akira gáy to".
Sau trận thua Việt Nam ngày 10/12, các cổ động viên Indonesia cũng vào trang Wikipedia để chỉnh sửa thông tin huy chương SEA Games 2019. Trong phần bảng tổng sắp, thay cho vị trí số một của chủ nhà là Indonesia với số huy chương vàng 9.999.999.
Trong khi đó, đoàn thể thao Việt Nam bị đẩy xuống cuối bảng xếp hạng với không tấm huy chương nào. Tổng số huy chương được trao vì thế cũng đẩy lên mức không tưởng là 10.001.420 chiếc.