Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger tại Đức năm 2020. Ảnh: Reuters. |
Trong bài xã luận được đăng trên Spectator, ông Kissinger đã mô tả cuộc xung đột là "sự đối đầu giữa hai cường quốc hạt nhân” xảy ra tại một quốc gia được trang bị vũ khí thông thường.
“Một tiến trình hòa bình sẽ liên kết Ukraine với NATO”, ông Kissinger viết.
Vị chính khách 99 tuổi lưu ý rằng các quốc gia phải đạt được “tiến trình hòa bình” càng nhanh càng tốt.
Ông Kissinger đề xuất Nga rút quân về ranh giới trước ngày 24/2. Những vùng lãnh thổ như Donetsk, Lugansk và Crimea “có thể là chủ đề của một cuộc đàm phán sau lệnh ngừng bắn”. Hồi tháng 5, ông Kissinger cũng đưa ra một đề xuất tương tự.
Ông giải thích thêm rằng thỏa thuận sẽ thiết lập một cấu trúc quốc tế mới, đặc biệt tại Trung và Đông Âu. Trong đó, Nga nên có một vị trí thích hợp.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã bác bỏ một cách dứt khoát bất kỳ thỏa thuận ngừng bắn nào nếu không khôi phục biên giới của Ukraine như năm 1991.
Khi được hỏi về đề xuất của ông Kissinger, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin “rất háo hức được đọc kỹ bài báo” nhưng chưa có cơ hội.
Đọc để hiểu rõ hơn lịch sử nước Mỹ
Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách "Lẽ thường" - cuốn sách của tác giả Thomas Paine được xuất bản lần đầu vào năm 1776 và đã có vai trò quan trọng trong thời kỳ lập quốc của Mỹ. Cho đến hôm nay, cuốn sách vẫn còn nguyên giá trị lịch sử đối với những ai quan tâm đến lịch sử nước Mỹ.