Cựu binh Mỹ 25 năm kéo vĩ cầm ở khu chứng tích Sơn Mỹ
Chủ nhật, 26/3/2017 09:38 (GMT+7)
09:38 26/3/2017
Day dứt ám ảnh quá khứ, 25 năm qua, cựu binh Mỹ Mike Bohem đến Quảng Ngãi giúp người nghèo, nạn nhân chất độc da cam... hy vọng xoa dịu nỗi đau chiến tranh.
Mike Boehm là cựu binh Mỹ từng tham chiến ở chiến trường miền Nam. Ông có mặt ở Củ Chi một tuần trước sự kiện chiến dịch Mậu Thân năm 1968 - thời điểm xảy ra vụ thảm sát kinh hoàng ở Mỹ Lai - làng quê Sơn Mỹ, xã Tịnh Khê (Quảng Ngãi).Cựu binh Mỹ 25 năm gieo hạt giống hòa bình
Sau hàng chục năm ám ảnh, năm 1993, người đàn ông này quyết định về Mỹ Lai, thầm nguyện với lòng mình có trách nhiệm với mảnh đất đau thương này. Suốt 25 năm qua, ông đều đặn về Quảng Ngãi.
Ông Mike Boehm
cùng người bạn Mỹ chụp ảnh lưu niệm với những nạn nhân sống sót trong vụ thảm sát Mỹ Lai. Cựu chiến binh Mỹ này hy vọng, những việc làm nhỏ bé của mình góp phần xoa dịu nỗi đau chiến tranh ở Việt Nam. Tháng ba - theo tâm niệm của ông là gom góp hành động nhỏ thiết thực vì thế giới hòa bình.
Ông lý giải, điều đó đã thôi thúc bản thân trở lại vùng quê đau thương Sơn Mỹ, kéo vĩ cầm tưởng niệm 504 thường dân vô tội trong vụ thảm sát Mỹ Lai và hành trình giúp người nghèo, nạn nhân chất độc da cam.
Suốt 25 năm qua, tháng 3 năm nào ông cũng về Quảng Ngãi kéo vĩ cầm bên chân tượng đài tưởng niệm chứng tích Sơn Mỹ cầu siêu cho nạn nhân vụ thảm sát và gửi thông điệp tình yêu hòa bình.
Ông không quản ngại khó khăn về các miền quê Quảng Ngãi thăm hỏi, hỗ trợ vốn giúp phụ nữ xóa đói, giảm nghèo. Với số tiền nhỏ ban đầu 3.000 USD, ông Mike Boehm đã lặng lẽ quyên góp giúp vốn làm ăn cho hàng trăm phụ nữ nghèo ở Quảng Ngãi với số tiền hơn 2,5 tỷ đồng; xây tặng nhà tình thương cho chị em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Từ nguồn vốn hỗ trợ xoay vòng của ông Mike Boehm, 25 năm qua, hàng trăm phụ nữ Quảng Ngãi đã vươn lên nhờ nuôi bò, buôn bán nhỏ, chế biến nước mắm, phát triển làng nghề truyền thống...Trao đổi với Zing.vn, bà Lê Na, Chủ tịch Hội Liên Hiệp phụ nữ tỉnh Quảng Ngãi, cho hay suốt 25 năm qua, ông Mike Boehmđã dành tình cảm đặc biệt, quan tâm hỗ trợ vốn vay, xây tặng nhà tình thương giúp nhiều phụ nữ địa phương vươn lên thoát nghèo.
Ông Mike Boehm
trong một lần học hỏi phụ nữ xã Tịnh Khê đổ bánh tráng. Cảm động trước nghĩa cử tốt đẹp, tình cảm chân thành của ông, nhiều chị em nghèo Quảng Ngãi trìu mến hay gọi ông là "Ông Mai phụ nữ". "Hội phụ nữ đã kết nạp ông Mike là hội viên danh dự Hội phụ nữ tỉnh. Tháng 3 năm nào cũng vậy, ông về tận cơ sở động viên, hỗ trợ thăm chị em phụ nữ, trẻ em nghèo. Chúng tôi đã lập hồ sợ, kiến nghị Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam trao tặng kỷ niệm chương ghi nhận cống hiến của ông Mike vì sự phát triển, tiến bộ phụ nữ Quảng Ngãi", bà Na nói.
Nhờ nguồn vốn hỗ trợ của ông Mike Boehm, chị Bùi Thị Thanh Hoa (ngụ huyện Bình Sơn) nuôi bò vươn lên thoát nghèo, nuôi con học đại học. "Ông Mai thật tốt bụng, năm nào cũng lặn lội từ nước Mỹ xa xôi về thăm chị em nghèo, chúng tôi vô cùng cảm động. Nhờ vốn hỗ trợ ban đầu của ông ấy, tôi mua được con bò cái, đến nay bò sinh nở liên tục sinh lợi được nhiều con bò nữa", chị Hoa thổ lộ.
Nhờ những hoạt động từ thiện, cựu binh Mỹ này trở thành hội viên danh dự duy nhất của hội phụ nữ tỉnh Quảng Ngãi. Ông Phan Văn Đỗ, đại diện Tổ chức Madison Quackers tại Việt Nam tâm sự, ông Mike Boehm
đã hy sinh cuộc sống riêng tư, tự nhận mình là người nghèo ở Mỹ. Nhiều năm qua, ông ấy lặng lẽ quyên góp quỹ từ Mỹ để rồi tháng ba hàng năm đến Quảng Ngãi giúp người nghèo. Tấm lòng nhiệt thành của ông thật đáng trân trọng.
Không chỉ hỗ trợ vốn, tặng nhà tình thương cho phụ nữ, ông Mike Boehm còn kêu gọi các tổ chức, cá nhân nước ngoài hàng tỷ đồng giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam, trao học bổng cho học sinh nghèo, hỗ trợ công trình nước sạch cho các trường học Quảng Ngãi. Đến nay đã tròn 70 tuổi nhưng ông tự nhủ, bao giờ còn sống ông sẽ trở lại Quảng Ngãi, tình nguyện làm "cầu nối" bạn bè quốc tế chung tay xoa dịu đau thương ở mảnh đất này.
Từ lâu, cựu binh Mỹ Roy Mike Boehm nổi tiếng với công chúng Việt Nam trong bộ phim tài liệu “Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai”. Năm 1998, đạo diễn Trần Văn Thủy sản xuất bộ phim này và sau đó đã đoạt giải thưởng Phim ngắn hay nhất (Best Short Film Award) tại Liên hoan phim Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 43 tổ chức ở Thái Lan năm 1999.
Cũng trong năm này, phim đạt giải Bông sen bạc của Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 12. Bộ phim nói về vụ thảm sát xảy ra tại Sơn Mỹ, chỉ trong vài giờ buổi sáng 16/3/1968, quân đội Mỹ giết chết 504 dân thường vô tội. Bộ phim đã gửi đi thông điệp về sự hy vọng chuộc lỗi và thông điệp hãy khép lại quá khứ mà nhìn về tương lai. Người kéo vĩ cầm chính là cựu binh Mỹ Mike Boehm.
Ông trở lại Việt Nam với nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh. Nhân kỷ niệm 30 năm xảy ra vụ thảm sát Mỹ Lai, đại sứ Mỹ tại Việt Nam Pete Peterson và nguyên tổng thống Bill Clinton đã lên tiếng xin lỗi nhân dân Việt Nam về vụ thảm sát này.
Trong bài phát biểu cuối cùng ở châu Á, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nhắc về lợi ích không đổi của Mỹ tại khu vực và tin tưởng Washington sẽ tiếp tục cam kết ở đây.
Trong quá trình đánh bắt cá trên biển, hai thuyền viên trên tàu cá ở tỉnh Bạc Liêu xảy ra mâu thuẫn, đánh nhau, khiến một người chết, một người bị thương...