Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cuộc sống giữa đàn gấu Bắc Cực tại thị trấn hoang vu ở Canada

Đối với các cư dân ở thị trấn Churchill, việc sống với gấu Bắc Cực đã trở thành thực tế không thể tránh khỏi. Họ luôn phải thận trọng và giúp đỡ lẫn nhau để tránh nguy hiểm.

gau Bac Cuc anh 1
Một con gấu Bắc Cực nhìn lên chiếc xe chở khách du lịch ở Churchill, Manitoba. Cư dân Churchill, Canada chia sẻ đường phố của họ với loài thú ăn thịt trên đất liền lớn nhất thế giới. Người dân ở đây thường xuyên bắt gặp các con gấu Bắc Cực luẩn quẩn bên ngoài nhà của họ hoặc lang thang trên đường phố vào ban đêm. Ảnh: Alamy.
gau Bac Cuc anh 2
Một con gấu Bắc Cực nhìn qua cửa sổ xe hơi ở Churchill, Canada. Các du khách phải đi tàu hỏa để tới được Churchill, thị trấn hoang vắng nằm ở rìa của vùng Bắc Cực. Sự xuất hiện của các con gấu Bắc Cực đã trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày tại thị trấn nhỏ bên bờ vịnh Hudson của Canada, đặc biệt vào tháng 10 và tháng 11. Ảnh: Alamy.
gau Bac Cuc anh 3
Các đoàn khách du lịch tới xem gấu Bắc Cực dọc theo Vịnh Hudson vào một buổi sáng mùa thu. Chuyên gia nghiên cứu gấu Bắc Cực cho biết loài vật này lên bờ vào mùa hè khi băng trên vịnh Hudson tan chảy để chờ băng trở lại vào thời điểm tháng 10 và tháng 11. Ảnh: Alamy.
gau Bac Cuc anh 4
Ảnh chụp từ trên cao của Churchill, Manitoba, Canada. Hiện có khoảng 900 người cư trú ở Churchill, hơn một nửa trong số đó là người bản địa. Các du khách đổ về đây để ngắm cực quang phương bắc vào mùa đông, chèo thuyền giữa hàng trăm con cá tầm bơi trên sông vào mùa hè và thăm thủ phủ gấu Bắc Cực của thế giới vào tháng 10 và tháng 11. Ảnh: Alamy.
gau Bac Cuc anh 5
Biển cảnh báo gấu Bắc Cực được đặt ở thị trấn Churchill, Manitoba. Những con gấu Bắc Cực đã làm cho Churchill trở nên nổi tiếng, giúp nơi này được mệnh danh là “viên ngọc của Manitoba” và là một trong những điểm đến hàng đầu ở Canada. Theo ước tính, khoảng 10.000 người đổ về Churchill hàng năm trong suốt 5 đến 6 tuần của "mùa gấu". Ảnh: AFP/Getty.
gau Bac Cuc anh 6
Một sĩ quan của Cảnh sát Hoàng gia Canada (RCMP) theo dõi các con gấu Bắc Cực để đảm bảo an toàn cho du khách tại khu di tích lịch sử quốc gia Cape Merry ở Churchill. Phần lớn việc tham quan diễn ra trên vùng đài nguyên bên ngoài thị trấn trên những chiếc xe buýt chuyên dụng để vượt qua địa hình hiểm trở và bảo vệ du khách khỏi tầm với của các con gấu tò mò. Ảnh: Reuters.
gau Bac Cuc anh 7
Thách thức đối với cư dân Churchill là khuyến khích những con gấu hướng đến vùng lãnh nguyên thay vì lang thang trong thị trấn. Các bẫy gấu dùng mùi hương được đặt khắp nơi để răn đe lũ gấu. Các con gấu trúng bẫy được đưa tới cơ sở giam giữ trong 30 ngày trước khi bị đánh thuốc mê và đưa đến một địa điểm cách xa thị trấn bằng trực thăng. Ảnh: AFP/Getty.
gau Bac Cuc anh 8
Việc sống chung với gấu đã khiến các cư dân Churchill hình thành thói quen thận trọng. Cửa nhà và xe luôn được mở để làm nơi trú ẩn cho bất cứ ai mỗi khi cần thiết. Các cư dân luôn cố gắng tránh những địa điểm tập trung nhiều gấu như bờ biển, bờ sông, các hàng liễu bên rìa thị trấn, các con hẻm, đặc biệt vào ban đêm và mùa gấu cao điểm. Ảnh: New York Times.
gau Bac Cuc anh 9
Kể từ khi thành lập Chương trình cảnh báo gấu Bắc Cực năm 1983, các cuộc tấn công nghiêm trọng đã giảm bớt dù vẫn còn một số vụ việc hiếm hoi. Vào đêm Halloween năm 2013, Erin Greene và hai người bạn đang đi bộ về nhà thì bị một con gấu Bắc Cực đuổi theo. Trong khi các bạn chạy thoát, Greene bị con gấu tóm được, cào xé và quăng xuống đất. Một người đàn ông gần đó đã dùng xẻng đập vào đầu con gấu và cứu cô thoát chết. Ảnh: AP.
Môi trường sống thu hẹp, 'đoàn quân' gấu Bắc cực xâm lăng quần đảo Nga Hàng loạt gấu Bắc cực xâm nhập vào quần đảo Novaya Zemlya của Nga khiến cuộc sống người dân bị đảo lộn. Chính quyền địa phương phải ban bố tình trạng khẩn cấp hôm 9/2.

Quần đảo Nga ban bố tình trạng khẩn cấp vì gấu Bắc cực tấn công

Hàng loạt gấu Bắc cực xâm nhập vào quần đảo Novaya Zemlya của Nga khiến cuộc sống người dân bị đảo lộn. Chính quyền địa phương phải ban bố tình trạng khẩn cấp hôm 9/2.

Sông băng ở Himalaya tan hết vào năm 2100 vì biến đổi khí hậu

Với tình hình như hiện tại, toàn bộ sông băng trên dãy Himalaya có thể tan hết vào năm 2100, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thực phẩm và nguồn nước, gây nên sự di cư ồ ạt ở khu vực.

Tuyết Mai

Theo Guardian

Bạn có thể quan tâm