Là công ty gia đình giàu có nhất Hàn Quốc, với ngành kinh doanh trải dài từ thời trang, giải trí, công nghệ, khách sạn và cả xây dựng, Samsung từng đóng góp tới 17% GDP của Hàn Quốc trong những năm 2000. Tổng tài sản cá nhân của gia đình Samsung lên tới hơn 20 tỷ USD, với 4 người trong danh sách tỷ phú của Forbes. Nhưng với những người thừa kế tập đoàn này, đặc biệt là người con cả Lee Boo-Jin, cuộc sống của không trải toàn màu hồng, bởi giàu có luôn đi đôi với trách nhiệm nặng nề.
1. Làm việc chăm chỉ hơn bất cứ ai
Sinh ra trong gia đình Samsung, mang họ Lee, nhưng để có một vị trí lãnh đạo vững chắc trong tập đoàn, những người con của Chủ tịch Samsung phải làm việc chăm chỉ hơn bất cứ ai. Lee Boo-Jin bắt đầu được cha đưa vào công ty để truyền dạy cung cách lãnh đạo tập đoàn khi cô mới 21 tuổi. Kể từ đó, cô gái này đã phải làm việc không ngừng để chứng tỏ mình trước cha, trước cổ đông và trước hàng chục nghìn nhân viên.
Sau này, giới kinh doanh Hàn Quốc gọi cô với cái tên "Lee Kun-Hee nhỏ", một cách thừa nhận tài năng kinh doanh xuất sắc của người phụ nữ 41 tuổi này. Cô đã giúp Hàn Quốc có cửa hàng miễn thuế Louis Vuitton tại sân bay đầu tiên, đồng thời đưa cổ phiếu của khách sạn Shilla tăng mạnh trong thời gian giữ ghế lãnh đạo tại đây.
Xinh đẹp và tài năng, nhưng cuộc sống của Lee Boo-Jin không chỉ trải toàn màu hồng. Ảnh: Forbes. |
2. Hôn nhân không hạnh phúc
Giàu có không có nghĩa sẽ có tất cả. Khi nhìn vào cuộc hôn nhân của Lee Boo-Jin, có lẽ không ít người thấy may mắn, vì họ không sinh ra trong gia đình giàu có.
Cuộc tình của Lee Boo-Jin được xem như mối quan hệ giữa "chàng Lọ Lem" và nàng công chúa, chỉ trừ việc "chàng Lọ Lem" từng học tại Đại học Seoul. Lee Boo-Jin gặp Im Woo-Jae, một nhân viên bình thường của Samsung C & T, khi cô làm tình nguyện viên cho một hoạt động của Samsung Foundation. Sau rất nhiều tranh đấu, vượt qua sự phản đối gay gắt của gia đình, họ mới có thể trở thành vợ chồng. Tuy nhiên, kết cục của cuộc hôn nhân này không đẹp như cổ tích.
Sau khi kết hôn, Im Woo-Jae dần được giao những chức vụ cao hơn trong Tập đoàn Samsung, thậm chí đã lên chức Phó chủ tịch của Samsung Electronics. Nhưng vì tính chất công việc, kể từ khi kết hôn vào năm 1999, họ phải sống xa nhau tới 7 năm. Cuối cùng, cặp đôi ký đơn ly hôn vào tháng 10/2013. Đến tháng 8/2015, vụ ly dị mới được giải quyết, do những khúc mắc liên quan đến tài sản và quyền nuôi đứa con trai đang học tiểu học.
3. Chịu mức thuế thừa kế khổng lồ
Không ai thích nộp thuế, và chắc chắn càng không thích khi số tiền thuế phải nộp lên tới 6 tỷ USD. Nhưng nếu Chủ tịch Samsung để lại quyền thừa kế cho những người con của ông, công ty này phải trả số tiền khổng lồ trên.
Tại Hàn Quốc, thuế đánh vào tài sản thừa kế lên tới 50%. Thuế suất rất cao, nhưng cố gắng trốn thuế lại là một hành động không khôn ngoan. Với người Hàn Quốc, nộp thuế đầy đủ là biểu hiện của lòng yêu nước. Nếu không muốn bị dư luận sẽ lên án gay gắt, hay thậm chí là tẩy chay, Samsung sẽ phải nộp thuế đầy đủ.
4. Không làm những điều bất thường
Dù chiến dịch "Đổ xô nước đã lên đầu" đã từng gây sốt trên thế giới, nhưng Lee Boo-Jin chấp nhận đóng góp tài chính, thay vì chấp nhận thử thách này.
5. Là người con hiếu thảo
Khi Chủ tịch Samsung Lee Kun-Hee lên cơn cơn đau tim vào tháng 5/2014, Boo-Jin đã nghỉ làm 2 tuần để túc trực bên cạnh giường cha. Sau này, cô vẫn thường xuyên đến thăm ông sau giờ làm việc, dù sức khỏe của ông chủ Tập đoàn Samsung đã ổn định hơn.
Sự kiện này khiến cô ghi điểm trong mắt công chúng. Trong truyền thống của người Hàn Quốc, "một giọt máu đào hơn ao nước lã", hiếu thảo và tôn trọng cha mẹ là yêu cầu bắt buộc với bất kỳ ai, dù giàu có hay nghèo khó. Và gia đình Samsung đã minh chứng rằng, dù họ là tỷ phú, nhưng những nền tảng đạo đức truyền thống vẫn được đề cao.
6. Có lòng trắc ẩn
Một người lái taxi già đã đâm xe vào cửa khách sạn Shilla - nơi Lee Boo-Jin đang là Giám đốc điều hành, làm bị thương cả 5 người trên xe, vỡ cửa kính, với tổng thiệt hại ước tính 5 triệu USD. Thay vì kiện đòi bồi thường, Lee Boo-Jin đã thanh toán mọi thiệt hại cho người đàn ông này.