Dù mắc chứng bệnh "chết giả" nguy hiểm nhưng bà Đinh Thị Leng (43 tuổi, ngụ huyện vùng cao Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi) lần lượt mang thai 10 đứa con.
Gia đình bà Đinh Thị Leng (43 tuổi) sống trong căn nhà sàn trên đồi cao giữa làng Bờ Reo, xã Sơn Thượng, huyện vùng cao Sơn Hà (Quảng Ngãi).
18 tuổi, Leng cưới Đinh Văn Tứt cùng làng làm chồng. 19 tuổi, hai vợ chồng trẻ có con trai đầu lòng đặt tên là Đinh Văn Thưa. Cuộc sống khó nghèo lại mắc bệnh "chết giả" nhưng suốt 24 năm qua, người mẹ này lần lượt mang thai 10 người con. "Chết giả" là trạng thái hôn mê sâu, cơ thể tê liệt nhưng các bộ phận, chức năng cơ thể vẫn hoạt động dù ở cơ số rất thấp, tim sẽ đập cực kỳ chậm
Trải qua nhiều lần vượt cạn trong điều kiện thiếu thốn, từ một sơn nữ xinh đẹp, giờ đây bà Leng trở nên già nua hơn nhiều so với tuổi 43. Còn ông Tứt mới 54 tuổi nhưng khuôn mặt hốc hác khắc khổ, trông như ông lão.
Sổ hộ khẩu gia đình này dày đặc tên những đứa con. Hiện Đinh Văn Thưa (24 tuổi, con trai đầu lòng), Đinh Thị Thác (21 tuổi, con gái thứ hai bà Leng) nghỉ học sớm trong những năm đầu cấp 2 và nay đã lấy vợ, có chồng.
Sau 10 lần vượt cạn tại nhà, đến nay người mẹ dân tộc thiểu số H're còn 7 người con còn sống. Trong 3 đứa con đã mất, có hai con hư thai từ tháng thứ 7, 8. Riêng bé gái Đinh Thị Thắng (7 tuổi) bị viêm não Nhật Bản.
Người phụ nữ này cho hay nhiều lần ý định đến Trạm y tế xã kế hoạch hóa gia đình, nhưng do mắc bệnh "chết giả", sợ nguy hiểm nên chần chừ mãi chưa thực hiện. "Mỗi lần chồng đi làm thuê ở xa về, gần gũi với nhau là dính bầu rồi đẻ con. Hầu hết những đứa con chào đời tôi nhờ bà mụ ở làng đỡ đẻ tại nhà và dùng thanh lồ ô rừng vót nhọn để cắt dây rốn", người mẹ thổ lộ.
Căn nhà sàn trống trơn chỉ mỗi chiếc tivi cũ kỹ để nơi góc nhà là có giá trị nhất. Trải qua nhiều lần vượt cạn, bà ám ảnh mãi lần vượt cạn đẻ con trai Đinh Văn Thớ vào năm 2013. "5 năm trước, tôi chuyển dạ đẻ con út thì bị kiệt sức, suýt bỏ mạng. Con trai vừa lọt lòng, tôi bị chết giả hơn 2 giờ mới tỉnh lại", người mẹ cho biết thêm.
Ngoài hai người con đầu đã có vợ, chồng, Định Thị Thảo (16 tuổi, con gái thứ ba) mới học lớp 8 đã "có chồng" và đang mang bầu (tháng thứ 7) phải nghỉ học giữa chừng.
Nhiều lần các giáo viên trường THCS Sơn Thượng vượt núi, băng rừng vận động nhưng Thảo phân trần mắc cỡ với bạn bè vì lỡ mang bầu sớm với "chồng tương lai" nên không thể đến lớp nữa.
Do sống biệt lập trên đồi cao, các thành viên trong gia đình đông con nhất làng Bờ Rao này phải dùng hàng trăm mét ống nhựa đưa nước suối từ trên núi về sử dụng.
Hàng ngày, ông Tứt vất vả lên rẫy lao động xoay sở miếng ăn cho các thành viên trong gia đình dù sức đã yếu.
Trong khi chồng lặn lội đi làm thuê khắp nơi, bà Leng cùng các con lên rừng hái rau, quả về cải thiện bữa ăn hàng ngày.
Bữa cơm trưa ấm áp trong căn nhà sàn. "Dẫu cuộc sống quanh năm thiếu thốn, con cái đông đúc nhưng chồng không bao giờ phàn nàn hay la mắng, tôi cảm thấy vui lắm. Bây giờ hai con lớn đã lấy vợ, có chồng phụ giúp cha mẹ được rồi nên cuộc sống gia đình cũng vơi bớt gánh nặng phần nào", bà Leng bộc bạch.
Theo các chuyên gia y tế, người mẹ có chứng bệnh "chết giả" khi sinh con nếu bất ngờ ngất đi sẽ kéo dài thời gian chuyển dạ, dễ làm suy thai, ngạt thai nhi nguy hiểm cho trẻ sơ sinh. Trường hợp bà Leng mắc bệnh này mà sinh quá nhiều con tại nhà dễ bị băng huyết dẫn đến tử vong cho cả mẹ lẫn con.
"Chết giả" là trạng thái hôn mê sâu, cơ thể tê liệt nhưng các bộ phận, chức năng cơ thể vẫn hoạt động dù ở cơ số rất thấp, tim sẽ đập cực kỳ chậm. Điều này khiến cho việc chẩn đoán mạch qua cổ tay, cổ hay ở các cơ mạch trở nên rất khó khăn, bắt buộc phải dùng các thiết bị máy móc. Hiện tượng này xảy ra khi tế bào thần kinh bị các độc tố đặc dụng ảnh hưởng trực tiếp.
"Chết giả" và "chết lâm sàng" hoàn toàn khác nhau. "Chết lâm sàng" là hiện tượng cơ thể vẫn còn sống hoàn toàn khỏe mạnh nhưng tinh thần, mà người ta hay nói là phần hồn thì đã chết. Hiện tượng này lại hay xảy ra ở các ca mổ, vào những phút nguy hiểm khi người bệnh hôn mê sâu.
Gia cảnh nghèo khó, chị Hôn (ngụ huyện Sơn Tây, Quảng Ngãi) lấy chồng khi còn nhỏ tuổi. Mới tròn 30, chị đã trải qua 5 lần sinh nở và đang mang thai đứa thứ 6.
Ban Bí thư quyết định chuẩn y ông Nguyễn Đức Tuy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Kon Tum, giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum nhiệm kỳ 2020-2025.