Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cuộc 'mặc cả ngầm' của Trung Quốc với Philippines

Trung Quốc đã đưa ra "mặc cả ngầm" trong vấn đề biển Đông kêu gọi Philippines rút đơn kiện nước này lên Tòa án Quốc tế.

Cuộc 'mặc cả ngầm' của Trung Quốc với Philippines

Trung Quốc đã đưa ra "mặc cả ngầm" trong vấn đề biển Đông kêu gọi Philippines rút đơn kiện nước này lên Tòa án Quốc tế.

Đổi lại, Bắc Kinh có thể mặc cả việc "cho phép" (tàu thuyền, ngư dân) Philippines quay trở lại bãi cạn Scarborough (vốn dĩ do Philippines kiểm soát, nhưng bị Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát từ tháng 5 năm ngoái).

Tờ Inquirer Philippines ngày 31/3 đăng tải phân tích của các học giả thuộc Trung tâm New American Security (CNAS) cho rằng có khả năng giới chức Trung Quốc quyết định tham gia các cuộc đàm phán mặc cả "ngầm" với Philippines để Manila rút lại đơn kiện đường "lưỡi bò" phi pháp và những hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông nhằm tránh các rủi ro và hậu quả từ vụ kiện này.

Đổi lại, Bắc Kinh có thể đưa ra những con bài mặc cả, chẳng hạn như "cho phép" (tàu thuyền, ngư dân) Philippines quay trở lại bãi cạn Scarborough (vốn dĩ do Philippines kiểm soát, nhưng bị Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát từ tháng 5 năm ngoái - PV), hoặc "cho phép" Philippines được khai thác dầu khí tại một số khu vực tranh chấp (Ví dụ: Bãi Cỏ Rong thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, cả Philippines và Trung Quốc đều tuyên bố "chủ quyền" và có ý định thăm dò khai thác dầu khí trái phép - PV).

Tàu chiến, trực thăng Hạm đội Nam Hải, Trung Quốc vừa tập trận trái phép tại Biển Đông, Trường Sa nhằm gây sức ép lên những động thái tiếp theo của Philinpines?

 

Phân tích trên được chuyên gia Peter Dutton của CNAS đưa ra và nhấn mạnh, các cuộc mặc cả tay đôi này chỉ có thể thành công nếu Philippines đóng một vai trò như một bên đàm phán "kín đáo và hợp lý".

Nếu Bắc Kinh chọn cách tiếp cận này và nếu Manila chấp nhận "ngầm" mặc cả tay đôi, có thể 2 bên sẽ đạt được một số thỏa thuận. Trong trường hợp này, vụ kiện đường "lưỡi bò" phi pháp sẽ phục vụ mục đích của Tổng thống Philippines Aquino để tìm kiếm một giải pháp hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp.

Khi vụ kiện đường "lưỡi bò" phi pháp và những hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông tiếp tục được thúc đẩy và Bắc Kinh đã từ chối tham gia, Trung Quốc sẽ rơi vào thế bất lợi vì tuyên bố "chủ quyền" của họ không nhận được sự hỗ trợ từ luật pháp quốc tế.

Tại Manila, Mã Khắc Khanh, Đại sứ Trung Quốc tại Philippines kêu gọi nước sở tại "kiên nhẫn" trong giải quyết tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc. "Tôi nghĩ rằng chúng ta phải kiên nhẫn khi chúng ta nói về lãnh thổ và chủ quyền vì những vấn đề này rất nhạy cảm", bà Thanh nói, "Nhưng tôi rất lạc quan với tình hữu nghị sâu sắc giữa hai dân tộc và sự phát triển của hai nước, chúng ta có thể kiểm soát và xử lý các vấn đề".

Trước đó, quan chức cấp cao trong chính phủ Philippines tiết lộ với trang Rappler của nước này vào cho biết một thẩm phán Ba Lan đã được chỉ định đại diện cho Trung Quốc trong vụ kiện “đường lưỡi bò” do Philippines khởi xướng.

Theo đó, thẩm phán Stanislaw Pawlak đã được chánh án Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS), thẩm phán người Nhật Bản Shunji Yanai, chỉ định vào tuần trước, sau khi Trung Quốc không tự cử đại diện trong vòng 60 ngày theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS).

Theo UNCLOS, các bên trong một vụ khiếu nại có 60 ngày kể từ lúc đơn kiện được đệ trình lên Liên hợp quốc, để chọn người đại diện cho mình trong ủy ban trọng tài. Bên nguyên đơn là Philippines đã chính thức khởi động thủ tục hôm 22/1, và đã chọn thẩm phán người Đức Rudy Wolfrum để đại diện cho mình.

Ngay sau đó, phía Trung Quốc đã chính thức bác bỏ vụ kiện vào ngày 19/2 vừa qua, do đó đã không tìm người đại diện cho họ.

Tuy nhiên, theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển, thủ tục trọng tài vẫn được tiến hành bất chấp phản đối của bên bị đơn, do đó Tòa án Liên hợp quốc về Luật Biển đã tiến hành chỉ định thẩm phán đại diện cho bên Trung Quốc.

Trong vòng 30 ngày tới đây, chánh án Yanai sẽ phải cử thêm 3 thành viên còn lại trong ủy ban trọng tài, và kể từ lúc đó thủ tục tài phán sẽ có thể bắt đầu.

Trang mạng Hải quân Trung Quốc thuộc tờ Quân giải phóng Trung Quốc ngày 24/3 đưa tin, sáng ngày 23/3 hai tàu chiến thuộc hạm đội Nam Hải gồm tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn và tàu hộ vệ Ngọc Lâm đã xâm nhập trái phép khu vực quần đảo Trường Sa.

Sau khi tới Trường Sa, trực thăng vũ trang và tàu chiến Trung Quốc đã tiến hành cái gọi là "tuần tra" trái phép trên không cũng như trên biển.

Tờ Manila Standard Today ngày 26/3 đưa tin, biên đội 4 tàu chiến hạm đội Nam Hải đã rút khỏi khu vực quần đảo này.

Trước đó, ngày 25/3, Nhân Dân nhật báo Trung Quốc đưa tin 4 tàu chiến này lại tiếp tục kéo từ Trường Sa ra Tây Thái Bình Dương để tập trận, cơ động qua eo biển Bashi giữa Philippines và Đài Loan, vừa đi vừa tập trận. Cuộc tập trận trái phép vừa rồi của hạm đội Nam Hải trên khu vực quần đảo Trường Sa, theo Manila Standard Today, dường như là một chiêu bài nhấn mạnh tuyên bố về cái gọi là "chủ quyền" của Trung Quốc trên Biển Đông với đường lưỡi bò phi pháp.

Hoạt động này dường như là một thông điệp cứng rắn đe nẹt Manila khi Philippines tiếp tục đơn phương khởi kiện đường lưỡi bò phi pháp và những hành động gây hấn của Bắc Kinh trên Biển Đông.

 

Theo Báo Đất Việt

Theo Báo Đất Việt

Bạn có thể quan tâm