Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cuộc đời người đàn ông giàu nhất thế giới

Từng phải ngủ để quên cái đói trong những năm tháng tuổi thơ, với nghị lực phi thường và tài năng thiên bẩm, Andrew Carnegie trở thành người giàu nhất thế giới khi 66 tuổi.

Cuộc đời người đàn ông giàu nhất thế giới

Từng phải ngủ để quên cái đói trong những năm tháng tuổi thơ, với nghị lực phi thường và tài năng thiên bẩm, Andrew Carnegie trở thành người giàu nhất thế giới khi 66 tuổi.

Nhìn vào hành trình làm giàu của ông, người ta thấy được phẩm chất thiên tài của Carnegie khi luôn nắm bắt rất tốt mọi thay đổi của cuộc sống xung quanh mình.

Andrew Carnegie sinh ra ở một căn nhà nhỏ tại Dunfermline, Scotland năm 1835.

Trong rất nhiều thế hệ, gia đình Carnegie đã từng sở hữu những xưởng dệt thủ công, nhưng khi cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra với cả máy dệt hơi nước, gia đình ông đã bị phá sản.

Trở nên nghèo khó, gia đình Carnegie từng phải tạo thói quen đi ngủ sớm để quên đi cơn đói. Ông nhớ lại: “Thật đau đớn khi chứng kiến cha mình phải cầu xin một công việc, và sau đó tôi đã tìm ra cách giải quyết vấn đề, đó là mình phải trở thành một người đàn ông”.

Ở tuổi 12, Carnegie theo gia đình đến Pittsburgh – nơi có 2 bà dì của ông và cả gia đình họ đều sống trong một căn nhà nhỏ.

13 tuổi, ông bắt đầu làm việc cho một nhà máy dệt ở bộ phận nồi hơi – nơi mà những cơn ác mộng về việc chúng sẽ phát nổ luôn ám ảnh Carnegie.

Sau đó, Carnegie chuyển sang làm cho văn phòng điện báo. Cậu thiếu niên lúc ấy rất nhạy bén khi nhận ra người nào là quan trọng trong thị trấn của mình.

Ở tuổi 17, Carnegie kiếm được chân trợ lý cho một ông chủ đường sắt địa phương với mức lương 35 USD mỗi tháng. Hàng thập kỷ sau, ông sở hữu vai trò ngày càng quan trọng trong việc giữ tuyến đường sắt này sản sinh lợi nhuận.

Đồng thời, Carnegie cũng bắt đầu đầu tư. Khoản tiền 217 USD cho một công ty ô tô đang khó khăn nhanh chóng đem về 5.000 USD mỗi năm. Ông cũng đầu tư vào một nhà máy chế tạo cầu đường sắt. Những khoản đầu tư này hiệu quả tới mức số tiền 2.400 USD mỗi năm từ công việc chính của ông chỉ chiếm 5% tổng thu nhập.

Năm 1865, Carnegie từ bỏ đường sắt và chuyển đến New York, tại đây ông cùng mẹ mình sở hữu một dãy phòng tại khách sạn St Nicholas thời thượng.

Năm 1873, ông khởi động công ty thép đầu tiên của mình và nó nhanh chóng trở thành một đế chế sau hơn 10 năm. Đó là nhờ sự nhanh nhạy trong việc ứng dụng các công nghệ mới nhất vào sản xuất thép.

“Tôi cho rằng tài năng thiên tài của Carnegie là điều đầu tiên cần nói đến. Đó là khả năng dự đoán trước mọi thứ sẽ thay đổi thế nào”, nhà sử học John Inghan cho hay.

Năm 1897, Carnegie trở lại Scotland và mua lâu đài Skibo Castle rộng tới 40.000 mẫu Anh. Ông gọi đây là “thiên đường trên trái đất” (Heaven on Earth).

Đến năm 1900, lượng thép mà Carnegie Steel sản xuất ra còn nhiều hơn cả Vương Quốc Anh.

Một năm sau, Carnegie đã quyết định bán lại công ty thép của mình cho JP Morgan với giá 480 triệu USD. Sau đó, Carnegie Steel được đổi tên thành United States Steel Corporation (Tập đoàn thép Hoa Kỳ). Lúc này ông đã 66 tuổi.

“Chúc mừng ngài, ngài Carnegie, ngài là người giàu nhất thế giới”, Morgan nói với Carnegie. Đáp lại, ông nói: “Tôi tự hỏi liệu tôi có thể kiếm được thêm 100 triệu USD nữa hay không. Có lẽ tôi nên tìm cách kiếm được nó”. Morgan thừa nhận: “Nếu ngài muốn, ngài sẽ kiếm được thôi”.

“Cái chết giàu có là một cái chết đáng hổ thẹn”, với phương châm này, Carnegie dành 18 năm cuối cùng trong đời mình để làm từ thiện cùng với vợ. Ông xây dựng tới gần 3.000 thư viện, công viên, trường học, bảo tàng và cho cả công tác hòa bình trên thế giới.

Vũ Lâm

Theo Business Insider/Infonet

 

Vũ Lâm

Theo Business Insider/Infonet

Bạn có thể quan tâm