Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Cuộc đối đầu ngày càng căng thẳng giữa tình báo Nga và phương Tây

Phương Tây và Nga đã có nhiều thập kỷ đối đầu trên mặt trận tình báo. Tình thế càng trở nên quyết liệt hơn khi chiến sự bùng phát ở Ukraine.

nga tan cong ukraine anh 1

Khi Nga lần đầu hành động ở Ukraine, sáp nhập bán đảo Crimea và ủng hộ ly khai ở miền Đông, Moscow đồng thời phát động chiến dịch tình báo quy mô lớn tại phương Tây.

Các nước phương Tây cáo buộc gián điệp Nga tiến hành nhiều hoạt động khác nhau, từ can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ, tấn công mạng, cho tới hoạt động khác.

Trận chiến trên mặt trận tình báo leo thang căng thẳng trong những tháng gần đây khi phương Tây bắt đầu trả đũa, gây thiệt hại lâu dài cho khả năng hoạt động của tình báo Nga ở nước ngoài, theo BBC.

Gián điệp Nga làm gì tại phương Tây?

Đỉnh cao đòn trả đũa của phương Tây là việc 500 quan chức Nga ở hàng chục quốc gia bị trục xuất trong những tháng gần đây, đánh dấu động thái quyết liệt chưa từng có tiền lệ. Trên danh nghĩa, lượng lớn gián điệp Nga hoạt động tại phương Tây với vỏ bọc nhân viên ngoại giao.

Một số gián điệp Nga tiến hành các hoạt động tình báo thông thường như xây dựng đường dây liên lạc, chiêu mộ người có khả năng thu thập tin mật. Đây là những hoạt động phổ biến mà tình báo mọi quốc gia đều tiến hành.

Tuy nhiên, một số gián điệp khác tiến hành những nhiệm vụ đặc biệt được Moscow miêu tả là "các biện pháp chủ động". Những nhiệm vụ kiểu này cũng có nhiều loại, từ phát tán thông tin của Moscow cho tới hoạt động cản trở...

Hồi tháng 3, Warsaw cáo buộc 45 công dân Nga bị trục xuất liên quan tới các hoạt động nhằm gây rối sự ổn định của Ba Lan.

nga tan cong ukraine anh 2

Một gián điệp Nga bị Ba Lan bắt giữ. Ảnh: Reuters.

Từ năm 2014, các cơ quan tình báo phương Tây đã phối hợp nhằm tìm ra số gián điệp Nga tham gia những hoạt động như thế. Đơn vị 29155 của Cơ quan Tình báo quân đội Nga (GRU) được cho là một trong các đơn vị tình báo Nga chuyên tiến hành các phi vụ can thiệp vào tình hình nước ngoài.

Phương Tây tin rằng đơn vị 29155 nói trên đứng sau vụ tấn công một kho đạn lớn ở Cộng hòa Czech tháng 10/2014.

GRU cũng bị phương Tây cáo buộc tìm cách ám sát một thương nhân buôn vũ khí ở Bulgaria. Số vũ khí của người này được cất giữ tại nhà kho ở Cộng hòa Czech. Thương nhân bị ám sát là trung gian cung cấp vũ khí cho Ukraine từ khi xung đột nổ ra năm 2014.

Đơn vị 29155 của GRU hiện bị nhà chức trách phương Tây giám sát mọi hoạt động.

Tuy nhiên, việc truy lùng và giám sát từng cá nhân điệp viên là nhiệm vụ rất tốn kém. Trong khi các gián điệp phương Tây ở Nga luôn bị theo dõi sát, các nước phương Tây không thường xuyên làm điều tương tự với gián điệp Nga ở nước mình.

Nhưng tình thế đang thay đổi. Giới chức phương Tây tuyên bố việc trục xuất đồng loạt 500 nhà ngoại giao Nga không chỉ mang tính biểu tượng, đây là một phần trong nỗ lực triệt hạ khả năng xâm nhập của tình báo Nga ở nước ngoài.

Một số quan chức phản gián tuyên bố việc trục xuất đáng lý phải làm từ rất lâu, và người Nga chế giễu sự dễ dãi của phương Tây khi để điệp viên của Moscow ung dung hoạt động trong thời gian dài.

Phương Tây đáp trả

Một số nước phương Tây ghi nhận sự hiện diện đặc biệt lớn của tình báo Nga. Berlin đã trục xuất ít nhất 40 người Nga. Tuy nhiên, giới chức tình báo phương Tây tin rằng ít nhất 100 đặc vụ Nga từng hoạt động ở Đức, và Đức giống như "tàu mẹ" cho mọi hoạt động của gián điệp Nga ở châu Âu.

Trong khi đó, thủ đô Vienna của Áo, nơi đặt trụ sở một số cơ quan quốc tế, được ví như chi nhánh của GRU. Đã có một khoảng thời gian phương Tây loại Áo ra khỏi danh sách chia sẻ thông tin tình báo bởi quy mô xâm nhập của gián điệp Nga tại nước này.

Ngược lại, sau vụ ám sát ở Salisbury, Anh đã trục xuất tất cả đặc vụ Nga. Những người hiếm hoi còn sót lại là quan chức được tuyên bố chính thức là nhân viên tình báo. Vai trò chính của nhóm này là đầu mối chuyển giao thông tin, liên hệ giữa hai bên, bị cơ quan tình báo Anh MI5 theo dõi sát sao.

Tại Mỹ, quyết định trục xuất được đưa ra dựa trên điều tra với từng cá nhân cụ thể do FBI tiến hành.

Các nước phương Tây cũng phối hợp để bảo đảm những gián điệp Nga bị trục xuất sẽ không thể xin thị thực để nhập cảnh vào một nước khác trong liên minh.

nga tan cong ukraine anh 3

Tuyến tiếp tế vũ khí cho Ukraine có thể là mục tiêu phá hoại của gián điệp Nga. Ảnh: Reuters.

Giới chức an ninh phương Tây nhận định quy mô cuộc trục xuất trong thời gian ngắn vừa qua đã làm lung lay mạng lưới tình báo Nga ở nước ngoài. Moscow đang phải chật vật duy trì hoạt động của mạng lưới tình báo và tái bố trí nhân sự.

Nga đáp trả bằng cách trục xuất giới ngoại giao phương Tây ở Moscow.

Từ lâu, giới chức an ninh phương Tây chỉ trích việc Nga có số nhân viên ngoại giao ở phương Tây áp đảo so với số nhà ngoại giao phương Tây ở Moscow, điều này phần nào ảnh hưởng tới quy mô hoạt động gián điệp giữa hai bên.

Vì thế, chiến dịch quân sự mà Moscow phát động tại Ukraine dường như đã mở ra cơ hội cho tình báo phương Tây.

Tại Washington, FBI đang tiến hành chiến dịch quảng cáo trực tuyến nhắm tới những người có quan hệ gần gũi với Đại sứ quán Nga. FBI khuyến khích những người này liên lạc để câu móc quan hệ.

Từ 2014, Ukraine đã trở thành tâm điểm các hoạt động gián điệp công khai, mỗi bên đều tìm cách tuyển mộ và loại bỏ gián điệp của bên kia.

Các cơ quan tình báo và an ninh phương Tây đã dành nhiều năm để đào tạo đối tác phía Ukraine. Phương Tây cũng giúp Ukraine bắt giữ nhiều gián điệp Nga, cũng như tổ chức các hoạt động đào tạo công khai.

Lúc này, cuộc chiến gián điệp vẫn có thể leo thang hơn nữa, đặc biệt trong bối cảnh Nga đang tìm cách tấn công các tuyến hậu cần đưa vũ khí và viện trợ nhân đạo từ phương Tây vào Ukraine.

Giới chức tình báo phương Tây cảnh báo một vụ tấn công tương tự ở Czech năm 2014 có thể xảy ra ở Ba Lan, bởi nước này đang là điểm trung chuyển chính hàng hóa viện trợ vào Ukraine.

Phương Tây tin rằng những phi vụ tấn công như vậy thường được tiến hành bởi gián điệp Nga đội lốt thường dân đến và đi trong thời gian ngắn, thay vì các đặc vụ dưới mác ngoại giao. Các cơ quan đại diện ngoại giao Nga có thể đóng vai trò hỗ trợ hậu cần.

Nga tung video trực thăng Ka-52 bắn tên lửa tấn công mục tiêu Ukraine Bộ Quốc phòng Nga hôm 13/5 công bố video trực thăng tấn công Ka-52 tác chiến tại Ukraine. Tuy nhiên, địa điểm ghi hình của video chưa thể được kiểm chứng.

Ukraine nói Nga sắp trưng cầu dân ý ở Mariupol

Các quan chức Ukraine cho biết Moscow đang chuẩn bị tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý ở Mariupol về việc sáp nhập vào Nga.

Ukraine phản công gần thị trấn quan trọng Nga đang chiếm giữ

Ông Oleh Sinegubov, Thống đốc tỉnh Kharkiv của Ukraine, ngày 14/5 tuyên bố lực lượng vũ trang Ukraine đang phản công ở khu vực gần thị trấn Izium do Nga kiểm soát.

Duy Anh (Theo BBC)

Bạn có thể quan tâm