Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cuộc chơi mới của REE

REE, cũng như một số ít doanh nghiệp đã lấy lại thăng bằng và bình tĩnh với thất bại lẫn thành công trong giai đoạn khủng hoảng, đang chọn cho mình con đường hướng về cốt lõi của tương lai.

Từ một doanh nghuêpj đã từng ôm các khoản đầu tư tài chính lớn, chỉ sau ba năm trở lại với lĩnh vực cốt lõi, công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) niêm yết tại HoSE, đã nhanh chóng xứng danh một tay chơi đầu tư lỗi lạc ngay trong ngành dọc cơ điện của mình.

Mở rộng chân rết

Danh mục đầu tư của REE đang ngày càng vươn dài, động thái đầu tư ngày càng sâu và chứng tỏ định hướng đầu tư dài hạn, cách thức vẫn là tỏa ra nhiều nhánh mà trên của một cây phả hệ không hề phức tạp, bao gồm bốn nhánh chính: Than, Điện, Nước, và Bất động sản. Có những điểm gì đáng chú ý khi REE dựng cây phả hệ này?

Không lạ, khi giới chuyên môn dự đoán có thể REE sẽ đẩy nhanh tiến trình đầu tư vào các DN ngành dọc và chi phối một miếng một bánh lớn của thị trường, nhờ M&A.
Thứ nhất, ngoài lựa chọn danh mục, là động thái kỹ thuật trước khi sở hữu cổ phần của công ty cấp nước Thủ Đức, REE đã thành lập công ty cung ứng nước mang tên công ty cổ phần (CTCP) Nước sạch Việt Nam, trong đó REE sở hữu 99,97% và thông qua phương pháp vốn chủ sở hữu, HĐQT REE đã chào mua công khai và nâng dần tỉ lệ sở hữu nâng dần. Trường hợp này khiến chúng ta nhớ lại những động thái chào mua công khai trước đó trên thị trường, mà tiên phong phải kể là CTCP Hùng Vương HVG. HVG đã từng chào mua công khai, sau đó tiến tới thâu tóm CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang vào năm 2010. Kịch bản M&A ngoạn mục này dường như đang được REE tiến hành thực hiện lặp lại với CTCP Cấp nước Thủ Đức?

REE có thành công trong trường hợp M&A có thể nói là trong giai đoạn đầu khi REE tiến sâu vào bốn ngành chính của mình hiện nay? Câu trả lời là có thể. Bộ phận phân tích của công ty chứng khoán Bản Việt, chuyên viên cao cấp Nguyễn Xuân Huy đánh giá, dòng tiền mặt dồi dào đang cho phép REE tăng cường danh mục đầu tư. Nhưng tại sao lại là CTCP Cấp nước Thủ Đức mà không phải doanh nghiệp khác? Câu trả lời nằm ở chỗ hàng hóa của công ty này là nước, một danh mục được Nhà nước quy định về giá nhưng lại đang trong lộ trình tăng giá; cũng như, lượng hàng hóa bán ra không ngừng tăng theo năm.

Tương tự, điện cũng là một ngành đang nằm trong lộ trình tăng giá với mục tiêu càng “nới lỏng” để trả ngành điện về cơ chế thị trường nhưng có sự kiểm soát của bàn tay vô hình Nhà nước. Điện đã và tiếp tục sẽ là nhu cầu thiết yếu và quan trọng nhất cho mọi lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội và theo đó, “thọc sâu” vào ngành không chỉ là mục tiêu của REE mà còn là mộng ước của doanh nghiệp, tổ chức khác. Một vài tổ chức, không có cái trụ chính để tính toán được như REE, đã phải chọn đường vòng như đầu tư vào một ngân hàng mà ngành điện đang nắm cổ phần cổ đông lớn, như một cách bắc cầu tới tương lai.

Vì lẽ đó, không khó hiểu khi mới đây, bà Mai Thanh hé lộ mục tiêu mở rộng chân rết của mình, tới các doanh nghiệp ngành điện quốc doanh đang trong giai đoạn sắp xếp cổ phần hóa, thoái vốn, tái cơ cấu. Với danh mục nắm giữ cổ phần ở ba doanh nghiệp đang do EVN kiểm soát, liệu trong tương lai, đẩy mạnh đầu tư vào các doanh nghiệp điện quốc doanh, có đồng nghĩa với khả năng REE sẽ xúc tiến kịch bản hợp nhất ở những đơn vị cùng có chủ sở hữu vốn?

Bà Mai Thanh, Tổng giám đốc REE hé lộ mục tiêu mở rộng kinh doanh.

Đích nhắm tiếp theo

Nói thêm về các doanh nghiệp than thuộc Vinacomin, không phải tất cả các doanh nghiệp ngành than đều “béo”. Khó khăn của ngành này đang phụ thuộc nhiều ở thị trường, cũng như vào chính hoạt động quản lí nội tại ở từng doanh nghiệp. Nhưng, nếu sắp xếp các mảng kinh doanh lại với nhau, kết nối và bổ trợ cho nhau thì lựa chọn đầu tư thêm vào ngành than không phải không có lí do. Bằng chứng đơn giản nhất là trong mối quan hệ kinh doanh của hai ông lớn tập đoàn những năm qua, EVN đã thường xuyên phải nợ Than Khoáng sản Việt Nam lên tới hàng trăm tỷ đồng. Trông được con đường xa, từ những bằng chứng gần, REE liệu có thực sự hồ đồ khi đầu tư quá nhiều vào cả điện và các Vinacomin con thực tế chưa mang lại cho REE nhiều lời lãi?

Nếu tính những tỷ lệ cổ phần REE đang nắm giữ lại các công ty đầu tư, liên kết, và đứng trên quan điểm của một thương vụ M&A với tỷ lệ sở hữu theo tiêu chuẩn quốc tế trên 40%, thì có thể nói REE không phải là một điển hình mạnh tay về M&A. Nhưng bước tiếp, bước và bước tiếp, với những đích nhắm đã ngày càng lộ thiên, có thể nói M&A sẽ là lựa chọn tiếp theo của REE để đẩy nhanh hơn kế hoạch khai thác những vỉa vàng đen, vàng trắng trong năng lượng, nhiên liệu lẫn tài nguyên.

REE, dường như không phải đang quay về với cốt lõi, mà thực tế cũng như một số ít doanh nghiệp đã lấy lại thăng bằng và bình tĩnh với thất bại lẫn thành công trong giai đoạn khủng hoảng, đang chọn cho mình con đường hướng về cốt lõi của tương lai. Một tương lai như thế nào, sẽ thực khó hình dung nếu đời sống ngày càng phát triển, công nghệ ngày càng phát triển và con người ngày càng khác biệt, nhưng lại không dựa trên một nền cơ bản bao gồm: Năng lượng, tài nguyên, nhiên liệu, hạ tầng?

Danh mục đầu tư REE

Trong danh mục đầu tư của mình, REE hiện đang sở hữu cổ phần ở nhiều doanh nghiệp ở ba lĩnh vực quan trọng năng lượng và nhiên liệu là điện, nước và than. Cụ thể, tính đến 30/6/2013, REE đang nắm trong tay 42,1% cổ phần CTCP B.O.O Thủ Đức, 35,62% cổ phần CTCP Cơ điện chất lượng; 35,48% của CTCP Thủy điện Thác Mơ; 35% CTCP Cơ điện Đoàn Nhất; 35% CTCP Cơ điện Hợp Phát; 30% CTCP đầu tư và kinh doanh Nước sạch Sài Gòn; 29.44% CTCP Nhiệt điện Ninh Bình; 23,97% CTCP Thủy điện Thác Bà; 23,24% CTCP Than Đèo Nai – TKV; 22,6% CTCP Than Núi Béo Vinacomin; 21,7% CTCP Nhiệt điện Phả Lại. Ngoài ra, REE cũng đang có tỷ lệ cổ phần lớn ở một số công ty kinh doanh địa ốc, phát triển hạ tầng như sở hữu 46,37% CTCP Đầu tư hạ tầng và bất động sản Việt Nam 28,87% CTCP Địa ốc Sài Gòn.

Bên cạnh đó, trên sàn niêm yết, từ sau 30/6 đến nay, REE đã đăng kí mua thêm cổ phần ở những công ty đã giữ một tỷ lệ sở hữu chi phối, như: Mua thêm 160.000 cổ phần của Than Đèo Nai, nâng tỷ lệ sở hữu lên 24,1%; đăng ký mua thêm 2 triệu cổ phần của CTCP Nhiệt điện Phả Lại và giao dịch này thành công sẽ giúp REE nâng tỷ lệ sở tại doanh nghiệp này lên 22, 88%; tháng 8/2013, REE bất ngờ sở hữu trên 10% cổ phần của CTCP Cấp nước Thủ Đức và được biết REE đang có ý muốn được sở hữu lên 41,95% cổ phần của công ty này trong tương lai. Cũng giai đoạn này, REE đẩy nhanh tiến độ từ một cổ đông nhỏ lên hàng ngũ cổ đông lớn tại Than Vàng Danh, một Vinacomin khác đang niêm yết tại HXN, và tăng thêm tỷ lệ sở trên 17% tại một Vinacomin khác nữa là CTCP Than Hà Tu THT.

 

 

 

Theo Diễn đàn Doanh nghiệp

Bạn có thể quan tâm