Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cuộc chiến với nạn ăn cắp ý tưởng từ Trung Quốc

Nhiều ý tưởng công nghệ đã bị đánh cắp bởi các công ty Trung Quốc, sản phẩm nhái bán ra trước khi sản phẩm thật được sản xuất.

Một nhà đầu tư Israel tên Yekutiel Sherman nói với Quartz rằng những kẻ đạo ý tưởng đã lấy thiết kế của anh, sản xuất và bán ra nhiều tháng trước khi sản phẩm gốc xuất hiện.

Sherman phát hiện các cửa hàng Trung Quốc bán sản phẩm ốp lưng kết hợp gậy tự sướng, với tên gọi StikBox. Đó là ý tưởng anh đăng trên Kickstarter tháng 12 năm ngoái, nhưng vẫn chưa tìm được nhà máy sẵn sàng sản xuất chúng.

trung quoc an cap y tuong anh 1
Ý tưởng gậy tự sướng Stikbox bị đánh cắp. Ảnh: Business Insider.

Sherman chỉ là một trong những nạn nhân của nạn ăn cắp ý tưởng từ Trung Quốc, thực tế, nhiều nhà sản xuất nước này luôn chờ đợi để phỗng tay trên các thiết kế, cải tiến của nước ngoài. Một báo cáo của Xinhua năm 2015 cho thấy 40% hàng hóa bán online tại Trung Quốc là hàng giả hoặc kém chất lượng.

Một ví dụ chính là chiếc ốp lưng nói trên, nó được bán rộng rãi cả eBay, Amazon, Taobao, AliExPress và nhiều trang online khác, với giá chỉ từ 8 USD cho iPhone 6, thấp hơn rất nhiều so với Stikbox "chính chủ".

trung quoc an cap y tuong anh 2
Hàng nhái (trái) chỉ có giá bằng phân nửa sản phẩm thật.

Sherman cho biết anh đã mất hàng đống lợi nhuận vì tính trạng này. Vài tổ chức hàng nhái đã bắt đầu khi các nhà máy nhận được hợp đồng từ công ty phần cứng lớn trên toàn cầu. Sau khi giao các linh kiện, vài nhà sản xuất nhận ra họ có thể "tạo ra các sản phẩm cạnh tranh, dành cho những người không đủ tiền mua điện thoại Nokia hoặc iPod Apple", Quartz dẫn lời một trợ lý giáo sư từ Đại học Michigan.

Tuy vậy, mục tiêu dường như đang chuyển đến các nhà phát minh nhỏ hơn như Sherman. Những gã làm hàng nhái dễ dàng tiếp cận thông tin từ Kickstarter, Amazon hay Taobao và nhanh chóng làm nhái, bán chúng ra thị trường.

Hệ quả, hơn 900 người ủng hộ dự án StikBox nhái phát hiện ra mình đã bị lừa, với số tiền tổng cộng hơn 38.000 USD. Trớ trêu, họ đang yêu cầu Sherman chịu trách nhiệm cho số tiền này.

iPhone 7 nhái với nút Home mới, giá 3 triệu đồng tại TP.HCM

Một cửa hàng tại TP.HCM đã nhập mẫu iPhone 7 nhái, dùng nút Home mới, ngoại hình giống sản phẩm thật và bán với giá 3 triệu đồng.

Cách phân biệt iPhone 6S nhái, dựng đang bán ở Việt Nam Những chiếc iPhone 6S được dựng hoặc làm nhái rất tinh vi. Người dùng cần kiểm tra kỹ cả phần cứng lẫn phần mềm bên trong.

 

 

Lê Phát

Bạn có thể quan tâm