Hồi tháng 3, họa sĩ Pobel trở về quê nhà Na Uy sau chuyến đi rừng ở Peru và phát hiện nơi anh ở đang bị phong tỏa. Anh cảm thấy choáng ngợp vì số lượng người đeo khẩu trang và đó là lý do tác phẩm The Lovers (Người yêu) ra đời, theo New York Times. Chủ thể tác phẩm là một cặp đôi trẻ đeo khẩu trang màu xanh, được vẽ lên một bức tường bê tông trên con đường chính ở thị trấn Bryne. Ảnh: Pobel/New York Times. |
Tại Bergen, Na Uy, họa sĩ đường phố Pyritt vẽ một người phụ nữ mặc bunad, trang phục truyền thống của đất nước Bắc Âu, và đeo một chiếc khẩu trang bằng vàng. Anh đặt tên cho tác phẩm là May 2020 (Tháng Năm, 2020) với sự liên tưởng đến Ngày Hiến pháp 17/5 tại Na Uy, dịp thường có các hoạt động diễu hành chưa từng bị hủy bỏ từ thời Thế chiến 2. Ảnh: Streetart Bergen/New York Times. |
Họa sĩ Pyritt cũng có một tác phẩm tranh tường khác được vẽ hôm 19/4, được đặt tên là Contagious (Lây nhiễm). Tranh là hình ảnh một cô gái hôn chai bia Corona. Ảnh: Instagram/pyritt_artworks. |
Afk, một họa sĩ khác cũng ở Bergen, thực hiện bức tranh mang tên Hug the World (Ôm lấy thế giới) trên trụ cầu ở thành phố. Gần tác phẩm, họa sĩ viết: "Khi bạn không thể kiểm soát những gì đang diễn ra, hãy thách thức bản thân kiểm soát cách bạn đối phó với những gì đang diễn ra. Đó là nơi sức mạnh tồn tại". Ảnh: Instagram/afk_artworks. |
Họa sĩ Austin Zucchini-Fowler ở Denver, thuộc bang Colorado của Mỹ, sáng tạo nên tác phẩm đa màu sắc bắt mắt mang tên "Healthcare Hero" (Anh hùng y tế) trên tường một tòa nhà bỏ hoang. Bức tranh mất chưa tới 10 giờ để hoàn thành này "đã cộng hưởng với cộng đồng y tế", theo họa sĩ, người cho biết anh thấy nhiều nhân viên y tế đã chụp ảnh trước tác phẩm. Ảnh: Austin Fowler/NYT. |
Một tác phẩm khác của họa sĩ Fowler là bức tranh Frontline Fighter (Chiến binh tuyến đầu). "Sự tham gia của cộng đồng thực sự rất tuyệt, cả trong quá trình vẽ lần sự tương tác (từ người qua đường)", anh cho hay. Ảnh: Instagram/austinzart. |
Sau khi đến một siêu thị địa phương hôm 12/3, họa sĩ Darion Fleming ở thành phố Charlotte, thuộc bang Bắc Carolina của Mỹ, nhận ra rằng nước rửa tay sẽ sớm cháy hàng. Suy nghĩ đó là cảm hứng giúp anh làm nên tác phẩm Pure'll Gold, cách chơi chữ với tên thương hiệu nước rửa tay Purell. Trên thân chai, anh cho vào dòng chữ "Available Nowhere" (Chưa bán ở bất cứ đâu). Ảnh: Justin McErlain/New York Times. |
Họa sĩ Fnnch ở San Francisco, Mỹ, vẽ hai tác phẩm mang thông điệp rõ ràng: một là hình ảnh con gấu mật ong đặc trưng của ông đeo khẩu trang (ảnh trái), một là hình ảnh chai xà phòng hình con gấu màu xanh. Ảnh: Andrew Rettman/New York Times. |