Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cuộc chiến Apple - Samsung: Lịch sử một tượng đài

Phần hai của bài viết về cuộc chiến giữa Samsung, Apple của Kurt Eichenwald miêu tả lại lịch sử Samsung và các cáo buộc liên quan tới công ty này.

Samsung được sáng lập vào năm 1938 bởi Lee Byung-Chull, là con trai của một gia đình địa chủ giàu có tại vùng Uiryeong, Hàn Quốc. Ông bỏ học giữa chừng ở đại học Waseda, Tokyo. Khi Lee lên 26 tuổi, ông sử dụng quyền thừa kế của mình để mở một nhà máy xay gạo tại Gyeongnam, nhưng công việc kinh doanh sớm thất bại. 

Samsung hiện là tên tuổi lớn trong lĩnh vực điện tử, di động. Ảnh: Cacht.
Samsung hiện là tên tuổi lớn trong lĩnh vực điện tử, di động. Ảnh: Cacht.

Ngày 1/3/1938 ông quyết định thành lập một doanh nghiệp vận tải ở Daegu và đặt tên là Samsung Trading Co tiền thân của Samsung sau này (Samsung có nghĩa là "Ba ngôi sao"). Trong những năm sau đó, ông mở rộng sang sản xuất bia rượu. Từ năm 1953, ông đã thêm một số công ty vào khối tài sản của mình như đường tinh luyện, dệt len vải, và các doanh nghiệp bán bảo hiểm.

Trong nhiều năm liền, không có gì từ tập đoàn này cho thấy rằng Samsung sẽ trở thành một gã khổng lồ điện tử như ngày nay. Nhưng chính những thành công ban đầu từ cách thức hoạt động trong ngành vận tải đã tạo nên một đòn bẩy cho ý tưởng chuyển sang những hình thức kinh doanh mới. Năm 1969, Samsung-Sanyo Electronics được hình thành. Một năm sau đó, công ty bắt đầu sản xuất những chiếc tivi đen trắng. Đây là sản phẩm lỗi thời được chọn vào thời điểm đó, phần là do công ty không có đủ công nghệ để làm sản phẩm màu.

Đến đầu những năm 1990, công ty cũng bắt đầu có những thành công nhất định. Kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh, khiến Sony, trở thành hãng tiên phong trong thế giới công nghệ. Nhận thức được những thành công đó, Samsung đã lợi dụng danh tiếng của Sony bằng cách tung ra những sản phẩm tương tự, giá rẻ chất lượng không bằng.

Với phong cách kinh doanh này, một số giám đốc điều hành của Samsung đã “tìm ra một lối đi riêng” mang lại lợi nhuận gấp nhiều lần bằng cách liều lĩnh và bất hợp pháp. Họ thay đổi giá thành của sản phẩm cùng với việc đưa hối lộ cho những thành viên cấp cao có vai trò quan trọng trong những dự án cạnh tranh với Samsung.

Sản phẩm đầu tiên trở thành mục tiêu mà Samsung để mắt tới là Cathode-ray tubes (C.R.T),  hay còn được gọi là ống tia âm cực, một tiêu chuẩn công nghệ cho màn hình máy tính và tivi lúc bấy giờ.

Theo các nhà điều tra ở Mỹ và châu Âu, âm mưu này đã được lên kế hoạch và tính toán một cách hết sức chu đáo và kỹ lưỡng. Các đối tác cấp cao hoặc những thành viên chủ chốt, đảm nhận những vai trò quan trọng trong dự án sẽ được mời và đưa tới những chỗ họp bí mật. Họ gọi đây là "cuộc họp trong phòng kính". Chúng được tổ chức tại các nhà hàng khách sạn và những khu nghỉ dưỡng cao cấp trên toàn thế giới – bao gồm Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Nhật Bản, và hơn tám quốc gia khác.

Vai trò trong kế hoạch cũng được phân chia rất rõ ràng. Một số các cuộc gặp thì dính líu đến những nhân vật điều hành cấp cao, trong khi những nhân viên cấp dưới  thì được “tiếp đón” bởi các quản lý cấp thấp hơn. Các cuộc họp đôi khi được tổ chức ở những nơi mà họ gọi là “phòng họp xanh”, và nơi tổ chức thường được diễn ra là ở sân golf.

Trong suốt quá trình cạnh tranh, các “đồng phạm” đã đồng ý tăng giá và cắt giảm sản lượng của sản phẩm để nhận được lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên, vụ việc này cuối cùng cũng đã bị phơi bày. Trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến 2012 , Samsung đã bị phạt 32 triệu USD tại Mỹ, 21,5 triệu USD tại Hàn Quốc, và 197 triệu USD bởi Ủy ban châu Âu.

“Thành công” từ kế hoạch C.R.T. đã kéo theo những vụ việc tương tự tiếp túc diễn ra sau đó. Năm 1998, LCD ra đời cạnh tranh với màn hình CRT đời cũ (LCD là một công nghệ mới sử dụng tinh thể lỏng để tạo ra các hình ảnh).

Vào khoảng tháng 11, một quản lý của  Samsung đã đến và nói chuyện với đại diện của hai đối thủ cạnh tranh là Sharp và Hitachi. Tất cả bọn họ đều nhất trí tăng giá bán các mặt hàng LCD trên thị trường chung.

Tuy nhiên, kết quả từ các nhà điều tra thu thập được cho biết. Sau khi từ cuộc họp trở về người quản lý đã đưa ra những “thông tin thú vị” trong cuộc gặp với hai đối thủ cạnh tranh cho một lãnh đạo cấp cao của Samsung, và “kế hoạch” cho dự án LCD được hình thành.

Năm 2001, chủ tịch bộ phận bán dẫn của Samsung, Lee Yoon-woo, đã đề nghị Chunghwa là đối thủ cạnh tranh của Samsung, họ muốn tăng và điều chỉnh lại giá của một vài mặt hàng LCD.

Lời đề nghị sau đó được hợp thức hóa trong những "phòng họp kính”. Các giám đốc điều hành được tập trung tại khách sạn và sân golf để thiết lập giá một cách bất hợp pháp.

Trước vụ kiện với Apple, Samsung còn dính líu tới các nhập nhằng khác. Ảnh: Cnet.
Trước vụ kiện với Apple, Samsung còn dính líu tới các nhập nhằng khác. Ảnh: Cnet.

Nhưng đến năm 2006 thì sự thật bắt đầu bị phơi bày. Những tin đồn được lan ra từ 1 trong những công ty đối tác của Samsung - (Samsung gọi công ty này bằng mật danh là NYer ) - NYer đã nghi ngờ các nhà cung cấp của họ gian lận trong giá cả.

Giám đốc điều hành Samsung lúc đó có lẽ sợ rằng NYer có thể châm ngòi cho một cuộc điều tra hình sự bởi chính phủ Mỹ,

Samsung đã đến gặp Bộ Tư pháp và kêu gọi sự giúp đỡ dưới danh nghĩa Luật Cạnh Tranh quốc tế và tổ chức nhân đạo. Nhưng điều đó không làm giảm bớt thiệt hại cho công ty. Samsung vẫn bị buộc phải trả hàng trăm triệu đô la để giải quyết sự khiếu nại bởi đoàn luật sư của chính phủ và từ những khách hàng mua LCD.

Sau này, các nhà điều tra mới biết được mật danh NYer trong thực tế chính là Apple Inc.

Ban đâu, Samsung đã nghi ngờ rằng chính Apple đã đứng phía sau điều khiển mọi chuyện trong kế hoạch LCD. Tuy nhiên, sau đó cũng chính Samsung đã bác bỏ mối nghi ngờ này. Samsung không biết rằng công ty đã bị các cơ quan pháp luật để mắt tới từ trước đó.

Năm 1999, Trong khi kinh doanh mặt hàng RAM hay DRAM. Những sản phẩm được sử dụng nhiều trong bộ nhớ của máy tính. Khi mọi việc đang được diễn ra thuận lợi thì một trong những đối tác kinh doanh của Samsung – và cũng là đối tác nằm trong kế hoạch ấn định giá - đã đứng lên tố cáo bí mật của Samsung trước tòa.

Năm 2005, Samsung đồng ý trả 300 triệu USD tiền phạt cho chính phủ Mỹ. Trong đó có sáu giám đốc điều hành đã nhận tội và bị kết án từ 7 đến 14 tháng tù tại Mỹ.

Nhiều năm kể từ khi vụ bê bối ấn định giá. Giám đốc điều hành Samsung khẳng định, công ty đã áp dụng những chính sách mới để giải quyết các vấn đề pháp lý và đạo đức.

Jaehwan Chi, phó chủ tịch điều hành nói "Samsung đã có những cải tiến to lớn trong việc giải quyết các vấn đề về tuân thủ và thực thi pháp luật". "Chúng tôi bây giờ đã có được một tổ chức những công ty mạnh mẽ, với đội ngũ nhân viên tận tâm hết lòng vì công ty bao gồm các luật sư, các chính sách và thủ tục pháp lý rõ ràng, hệ thống báo cáo và đào tạo đa quốc gia. Kết quả là, hàng năm mỗi nhân viên của chúng tôi tới ngày hôm nay, cho dù họ đang ở châu Mỹ, châu Á, hay châu Phi, đều được giáo dục đào tạo với những kiến thức cơ bản phù hợp".

Ngoài vấn đề về “ấn định giá cả” và “lót tay” với các đối tác kinh doanh thì vẫn còn rất nhiều những hành vi sai trái trong chuyện kinh doanh của Samsung.

Năm 2007, cựu nhân viên của Samsung, Kim Yong-chul, người được biết đến như một công tố viên nổi tiếng ở Hàn Quốc, đã lên tiếng cho rằng sự tham nhũng đang lan dần ra khắp công ty. Ông cáo buộc những giám đốc điều hành cấp cao đã tham gia vào những vụ hối lộ, rửa tiền, ngụy tạo bằng chứng giả, ăn cắp của ngân sách lên đến 9 tỷ USD, và nhiều tội danh khác.

Sau đó Kim đã viết một cuốn sách về những cáo buộc của mình, cho rằng Samsung là một trong những công ty tham nhũng nhất trên thế giới.

Một cuộc điều tra hình sự ở Hàn Quốc đã được tổ chức ngay sau đó, đầu tiên họ  bắt đầu tập trung vào những lời cáo buộc của Kim. Ông cho rằng có một số các giám đốc điều hành của Samsung đã duy trì một số quỹ đen để hối lộ cho các chính trị gia, thẩm phán, và công tố viên.

Vào tháng 1/2008, các nhà điều tra của chính phủ đã bao vây nhà và văn phòng của Lee Kun-hee, chủ tịch tập đoàn Samsung, người sau đó đã bị kết án trốn thuế với số tiền lên đến 37 triệu USD. Ông bị tuyên án ba năm tù treo và phải trả 89 triệu USD tiền phạt. Một năm rưỡi sau đó, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đã ra lệnh ân xá cho Lee.

Các công tố viên Hàn Quốc đã tuyên bố rằng họ không tìm thấy bất cứ một bằng chứng nào từ những lời cáo buộc của Kim Yong-chul là sự thật và đáng tin cậy. Phán quyết của tòa án đã giáng một đòn làm Kim Yong Chul choáng váng thật sự. Sau đó ông quyết định cung cấp thêm 1 bản danh sách các công tố viên mà chính ông đã từng đưa hối lộ khi còn làm việc cho Samsung.

Trong đó bao gồm, một nhà lập pháp Hàn Quốc đã được Samsung tặng một túi golf nhét đầy tiền mặt trong đó, và một cố vấn của tổng thống  đời trước kể lại rằng chính công ty Samsung đã cho ông ta một món quà bằng tiền mặt 5.400 USD, nhưng ông đã trả lại, và còn nhiều nhân vật khác trong bản danh sách.

Năm 2010 Kim đã cho xuất bản cuốn sách trong đó miêu tả cuộc đời của mình khi còn làm việc ở Samsung, ông nói rằng ông muốn để lại những bằng chứng để chứng minh cho những lời nói của mình. Samsung đã đáp trả những lời cáo buộc của cuốn sách bằng cách dán lên nó chữ "Shit".

Những lần hầu tòa

Một tòa án ở The Hague ra phán quyết rằng Samsung đã sao chép bất hợp pháp, và vi phạm bản quyền về bằng sáng chế liên quan đến màn hình LCD mà chính Sharp mới là công ty sở hữu. Đây là một cú giáng mạnh vào Samsung, tòa án đã ra lệnh ngăn chặn các công ty ở châu Âu dừng việc nhập khẩu tất cả các sản phẩm vi phạm bằng sáng chế. Cùng lúc đó Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ cũng bắt đầu ngăn chặn việc nhập khẩu các sản phẩm màn hình phẳng của Samsung.

Điều tương tự cũng xảy ra với Pioneer, một công ty Nhật Bản đa quốc gia chuyên về các sản phẩm giải trí kỹ thuật số, nắm giữ bằng sáng chế liên quan đến TV plasma. Samsung một lần nữa quyết định sử dụng công nghệ này mà không thèm bận tâm đến việc trả tiền cho người sở hữu.

Năm 2006, Pioneer đưa đơn kiện ra tòa án liên bang ở quận Đông Texas. Tuy nhiên Samsung đã lên tiếng với báo chí lúc đó rằng công ty đã giải quyết ổn thỏa mọi chuyện và pioneer đã đồng ý bác bỏ đơn kiện. Nhưng trong bản ghi nhớ của một kỹ sư Samsung ghi chép lại cho biết tòa đã tuyên bố công ty Samsung vi phạm về các bằng sáng chế của Pioneer. Sau đó tòa đã trao cho Pioneer 59 triệu USD vào năm 2008 và phiên tòa tiếp theo sẽ được tổ chức trong năm 2009.

Đầu năm 2009, Samsung đã đến gặp Pioneer, và công ty này đã đồng ý giải quyết với Samsung bằng một số tiền không được tiết lộ. Không một ai biết chính xác điều thỏa thuận giữa Pioneer và Samsung là gì tuy nhiên đến năm 2010, Pioneer tuyên bố phá sản và mọi hoạt động của công ty đều chấm dứt, điều này  đã đẩy hơn 10.000 công nhân  đến chỗ mất việc làm.

Một công ty khác ở Pennsylvania có tên InterDigital  đã phát minh và được cấp bằng sáng chế  cho những phát minh độc quyền của mình. Các tập đoàn khổng lồ như Apple và LG Electronics đã trả tiền cho việc sử dụng của mình theo đúng thỏa thuận được cấp phép bởi luật sở hữu trí tuệ.

Tuy nhiên trong nhiều năm liền Samsung cũng sữ dụng công nghệ đó mặc dù InterDigital đã cho người đến cảnh báo về việc công ty đang vi phạm những phát minh độc quyền của mình nhưng Samsung từ chối tiếp xúc và không muốn trả một xu nào, buộc InterDigital phải đi đến tòa án để đòi lại quyền lợi cho mình.

Năm 2008, ngay trước khi Ủy ban Thương mại quốc tế được tổ chức và đưa ra quyết định cấm nhập khẩu một số điện thoại phổ biến của Samsung lúc đó vào Hoa Kỳ thì Samsung mới đồng ý giải quyết vụ việc và trả 400 triệu USD cho công ty đó.

Cùng khoảng thời gian đó, Kodak cũng đã chán với nhưng trò lố bịch của Samsung. Hãng cũng đưa đơn kiện các công ty này ra tòa,và đấu tranh cho việc Samsung đã ăn cắp bằng sáng chế công nghệ hình ảnh kỹ thuật số của Kodak để sử dụng trong điện thoại di động. Một lần nữa, Samsung phải trả tiền bản quyền cho Kodak sau khi Ủy ban Thương mại quốc tế tìm ra những bằng chứng xác thực.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn đến từ những đối thủ cạnh tranh và những khiếu kiện từ tòa án tuy nhiên trong năm 2010, Samsung vẫn là một trong những công ty đầu tiên đứng đầu về kinh doanh trong lịch sử của Hàn Quốc khi công bố doanh số bán hàng của mình với hơn 86 tỷ USD, đồng thời đạt được 9.4 tỷ USD trong lợi nhuận từ nhưng hoạt động khác.

Kỳ tiếp: Căn phòng màu tím

Cuộc chiến Apple - Samsung: Phát súng đầu tiên

Trong 3 năm, Apple và Samsung đã chạy theo vụ kiện tốn kém bậc nhất trong lịch sử kinh doanh, với chi phí hàng tỷ USD và trải rộng trên bốn châu lục.

Huy Trần

Bạn có thể quan tâm