Cuộc chia tay của tân binh với người thân trên sân ga
Thứ ba, 6/3/2018 09:25 (GMT+7)
09:25 6/3/2018
Lên đường tới thủ đô làm nghĩa vụ, hàng trăm tân binh tại Thừa Thiên - Huế được người thân tiễn lên tàu. Nhiều cô gái không cầm được nước mắt, lưu luyến trên sân ga.
Ngày 5/3, những thanh niên Thừa Thiên - Huế vác ba lô lên đường nhập ngũ. Không đi bằng ôtô như ở các địa phương khác, các chàng trai nơi đây được di chuyển bằng tàu hỏa. Những gương mặt với nhiều tâm trạng khác nhau tiến bước trong sân ga.
Rất đông người thân của các tân binh ra tận cổng ga đưa tiễn. Đợt giao quân lần này Thừa Thiên - Huế có 1.432 thanh niên, trong đó riêng TP Huế có 326 người (quân đội 286, công an 40). Trong số này, trên 100 người tốt nghiệp đại học, cao đẳng, 63% trình độ văn hóa cấp 3; sức khỏe loại 1, 2 đạt 68%; 73% có tuổi đời từ 18 đến 21.
Lê Đại Dương, đã làm việc tại trung tâm hỗ trợ sinh viên của Cao đẳng Công nghiệp Huế được 2 năm. Sau khi trúng tuyển, anh tình nguyện lên đường làm nghĩa vụ quân sự. Dương và người bạn gái tên Hồng Ngọc lưu luyến phút chia tay trên sân ga.
Gần đó, nhiều thiếu nữ, bạn gái của các chàng trai khác cũng lặng lẽ đưa tay gạt nước mắt. Có những người giấu không cho người yêu biết rằng mình đang khóc để các anh yên lòng lên đường làm nghĩa vụ.
Các đơn vị nhận tân binh ở Thừa Thiên - Huế gồm Lữ 206 - Tổng cục Kỹ thuật, Sư đoàn 324, Sư đoàn 968 Quân khu 4, Bộ Chỉ huy quân sự, Bộ Chỉ huy Biên phòng và Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Trâm Anh (lớp 12 trường PTTH Hai Bà Trưng) xin nghỉ tiết chào cờ để tiễn anh trai Thành Quang đi nghĩa vụ trong đợt này. Em cũng lặng lẽ đứng ở một góc xa để nhìn. Ba của em cho biết Trâm Anh không muốn anh trai mình phải buồn khi thấy em gái khóc.
Tuấn Duy, sinh viên ĐH khoa học Huế vừa tốt nghiệp đã tình nguyện lên đường làm nhiệm vụ. Đợt này các chàng trai sẽ đóng quân tại Tổng cục Kỹ thuật ở Hà Nội. Duy tâm sự vừa tốt nghiệp, nhận giấy báo đi khám sức khỏe đạt chuẩn liền tình nguyện lên đường luôn. Anh hy vọng môi trường quân đội sẽ giúp mình chín chắn hơn, vững vàng và rắn rỏi hơn trong cuộc sống. "Khi lên ga Huế em không muốn ba mẹ tiễn nữa, sợ nước mắt của mẹ sẽ làm chùn bước chân mình", Duy nói.
Chờ tàu từ 7h đến 12h trưa, người thân của các tân bình được mời ra ngoài phòng chờ của nhà ga.
Bà Liên ở Thủy Dương, huyện Hương Thủy, tiễn con trai là Nguyễn Văn Tài lên đường. Đứng ngoài phòng chờ nhìn con, bà kể: "Thương nó lắm nhưng đi bộ đội là nghĩa vụ, cũng là muốn con nên người. Dù biết sẽ nhiều vất vả gian khổ nhưng tôi tin con trai của mình hoàn thành tốt nhiệm vụ".
Các chiến sĩ chuẩn bị suất cơm mang lên chuyến tàu SE10 đi Hà Nội xuất phát lúc 12h40 phục vụ tân binh.
Một người thân dặn dò anh lính trẻ rất lâu trước khi lên tàu.
Hành trang lên đường của các anh ngoài ba lô còn có những bó hoa tươi thắm của người thân.
Cái nắm tay thật chặt hồi lâu không rời trước khi đoàn tàu chuyển bánh.
Đoàn tàu khởi hành đưa các tân binh lên đường tới thủ đô. Các anh sẽ tập trung về Tổng cục Kỹ thuật tại Hà Nội.
Tốt nghiệp Học viện Tài chính, hiện làm kế toán ở một công ty nước ngoài, thu nhập ổn định nhưng Dương Huy Trường (1993) sẵn sàng nghỉ việc để nhập ngũ phục vụ Tổ quốc.
Lưu thông gần đến ngã tư thị trấn Trạm Trôi (quốc lộ 32, huyện Hoài Đức, Hà Nội), 4 cuộn thép và một bó thép cây rơi khỏi ôtô đầu kéo, văng xuống đường.
Sau tiếng nổ lớn phát ra từ một căn nhà của người dân ở Tây Ninh, 6 thiếu niên được phát hiện bị thương tích nặng, được chuyển đi cấp cứu tại bệnh viện.