Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cục trưởng Vi Kiến Thành: 'Hội đồng thẩm định chỉ có vai trò tư vấn'

Cục trưởng Vi Kiến Thành cho rằng từ trước đến nay, Hội đồng thẩm định phim có nguyên tắc, cơ chế hoạt động. Thành viên trong hội đồng đều làm việc dựa trên những quy định này.

Tại phiên họp tổ ở Quốc hội xoay quanh dự thảo Luật Điện ảnh sửa đổi, Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại Lê Thu Hà đưa ra nhiều ý kiến liên quan đến cơ chế kiểm duyệt phim hiện nay. Trong đó, nữ đại biểu để xuất cơ chế giám sát với Hội đồng thẩm định phim để tránh tình trạng độc quyền và nguyên tắc bảo mật thông tin đối với tác phẩm khi chưa ra rạp.

Theo đại biểu Lê Thu Hà, hiện nay, thị trường điện ảnh cạnh tranh khốc liệt, kịch bản là tài sản quan trọng cần bảo mật. Vì thế, nhiều nhà làm phim lo lắng khi đưa kịch bản ra thẩm định.

Sẽ có nhiều đơn vị kiểm duyệt

Trả lời Zing, Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành cho rằng từ trước đến nay, Hội đồng thẩm định phim có nguyên tắc, cơ chế hoạt động rõ ràng, cụ thể. Thành viên trong hội đồng đều làm việc dựa trên những quy định này.

"Nếu nhà làm phim muốn thêm các chức năng, thẩm quyền của Hội đồng thẩm định phim thì chỉ có thể bổ sung ở Nghị định. Vì để sửa đổi luật phải mất hàng chục năm. Trong khi đó, Nghị định có thời gian sửa đổi nhanh hơn, phù hợp với sự biến động của ngành điện ảnh", Cục trưởng Cục Điện ảnh cho hay.

cuc truong dien anh anh 1

Cục trưởng Vi Kiến Thành cho biết từ trước đến nay, Hội đồng thẩm định phim có nguyên tắc, cơ chế hoạt động.

Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành viện dẫn trường hợp phim Vị và cho biết để đi đến quyết định cấm phổ biến tác phẩm này tại Việt Nam, Hội đồng Trung ương thẩm định và phân loại phim tiến hành xem xét, thẩm định. Sau đó, Cục Điện ảnh mời thêm một hội đồng tư vấn khác bao gồm cơ quan quản lý văn hóa cùng các đơn vị truyền thông, báo chí để xem xét lần nữa.

"Sau khi xem phim, hội đồng tư vấn này cũng thống nhất việc không thể phổ biến phim Vị tại Việt Nam. Không lẽ mọi người thiếu tin tưởng vào các cấp hội đồng thẩm định phim. Ngoài ra, hội đồng chỉ có vai trò tư vấn, còn Cục trưởng Cục Điện ảnh mới là người quyết định cuối cùng, dựa trên pháp luật", ông Vi Kiến Thành nói.

Nói về đề xuất thay đổi cơ chế kiểm duyệt phim, Cục trưởng Cục Điện ảnh cho hay theo điều 32 của dự thảo Luật Điện ảnh sửa đổi, không chỉ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có quyền kiểm duyệt phim mà đã phân cấp về UBND cấp tỉnh.

"Sắp tới, các sở cũng có hội đồng kiểm duyệt. Cơ quan báo chí có giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình cũng thành lập Hội đồng thẩm định và phân loại phim của cơ quan, tổ chức. Thành phần của Hội đồng gồm các nhà chuyên môn điện ảnh, chuyên gia, nhà quản lý thuộc các lĩnh vực liên quan, trong đó ít nhất 2/3 là các nhà chuyên môn điện ảnh", ông trao đổi thêm với Zing.

Xoay quanh vấn đề này, nhiều đạo diễn, nhà sản xuất cũng nêu ra quan điểm về việc bổ sung các chức năng, thẩm quyền của Hội đồng thẩm định và quy chế khi xem bản duyệt của Hội đồng duyệt phim quốc gia trong Luật Điện ảnh (sửa đổi).

Quy định rõ thẩm quyền của Hội đồng thẩm định phim

Trao đổi với Zing, đạo diễn Khoa Nguyễn cho rằng Luật Điện ảnh cũng như văn bản dưới luật cần có quy định rõ ràng hơn về vai trò, nghĩa vụ và thẩm quyền với thành viên Hội đồng thẩm định phim.

"Nếu thành viên Hội đồng thẩm định phim làm lộ nội dung của phim khi chưa phát hành sẽ gây thiệt hại khó đong đếm được đối với giới làm phim, vi phạm nguyên tắc bảo mật và Luật Sở hữu trí tuệ. Vì thế, cần có những quy chế cụ thể về các điều cấm đối với thành viên trong hội đồng. Tôi nghĩ mọi thứ rõ ràng sẽ giúp các nhà làm phim bảo vệ tác phẩm của mình và Hội đồng thẩm định phim làm việc dễ dàng hơn", anh cho biết.

cuc truong dien anh anh 2

Cảnh trong phim Người lắng nghe: Lời thì thầm. Ảnh: ĐPCC.

Cùng quan điểm, nhà sản xuất Nguyễn Nguyên Duy cho rằng phim chưa công chiếu, Hội đồng thẩm định phim cần tuân thủ nguyên tắc bảo mật thông tin.

"Thông tin về phim bị tiết lộ, gần như tác phẩm không còn sức lôi cuốn, bất ngờ với khán giả khi ra rạp", anh nói.

Luật sư Fushihara Hirota (chuyên gia pháp luật của The Libero & Associates) chia sẻ với Zing thành viên của Hội đồng thẩm định phim phải luôn giữ vị trí trung lập, khách quan trước giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

"Thành viên của hội đồng chỉ được xem, thưởng thức các tác phẩm cho công việc thẩm định, phân loại phim. Họ không được phép kể, mô tả lại hoặc bình luận về phim được thẩm định dưới bất cứ nội dung, hình thức nào. Kể cả người đó làm thêm những công việc khác như nhà báo, phóng viên hay nhà bình luận phim cho đến khi tác phẩm được phổ biến", luật sư Hirota cho biết.

Ngoài ra, luật sư cũng đưa quan điểm nên áp dụng chế định xã hội hóa với Hội đồng thẩm định phim, để nâng cao chất lượng và phù hợp với tình hình sản xuất phim hiện nay.

"Những biện pháp như cấm phổ biến, không được phổ biến hoặc cắt xén đoạn phim nào theo ý kiến chủ quan của thành viên hội đồng nên được xóa bỏ. Thay vào đó, họ chỉ nên tập trung cho việc phân loại phim theo độ tuổi", ông chia sẻ.

Theo luật sư Hirota, các nội dung được liệt kê trong phần nghiêm cấm nên được hình thành bằng bộ tiêu chí để phân loại phim theo loại C. Cụ thể, bộ tiêu chí sẽ quy định cụ thể, rõ ràng các yếu tố, từ ngữ, loại miêu tả, cách thức nào sẽ được phân loại C. Từ đó, Hội đồng thẩm định không hoạt động chủ quan và nhà làm phim nắm được để thực hiện trong quá trình làm phim.

Đạo diễn Lương Đình Dũng: 'Phim của tôi tốn thêm 17 tỷ đồng vì dịch'

Đạo diễn Lương Đình Dũng cho biết dự án phim của anh ảnh hưởng nghiêm trọng vì dịch bệnh. Nhà sản xuất áp lực vì chi phí phát sinh gần 17 tỷ đồng.

'Si dien' cua B Ray hinh anh

'Sĩ diện' của B Ray

0

Chia sẻ với Tri thức - Znews, B Ray nói việc học trò trở thành quán quân Rap Việt là niềm kiêu hãnh, "sĩ diện" của chính anh, và nam rapper sẽ tự hào đến hết cuộc đời.

Tâm An

Bạn có thể quan tâm