Lễ trao giải “Cuộc thi ý tưởng Kiến trúc bệnh viện dã chiến” do Tạp chí Kiến trúc tổ chức đã diễn ra ngày 8/7 tại tòa nhà trung tâm Bệnh viện TW Quân đội 108. Giải thưởng vinh danh những ý tưởng sáng tạo, ứng dụng cao của kiến trúc sư trong thiết kế bệnh viện dã chiến. Các bài thi được phát triển dựa trên khả năng ứng phó với diễn biến phức tạp của dịch bệnh, đáp ứng công năng theo yêu cầu của Bộ Y tế về khám chữa bệnh...
Phương án “Bệnh viện không tên” của Cubic Architects đạt giải “Thiết kế ấn tượng” tại “Cuộc thi ý tưởng Kiến trúc bệnh viện dã chiến”. |
Theo gợi ý của ban tổ chức, các đơn vị dự thi đã đề xuất nhiều phương án thiết kế bệnh viện dã chiến có quy mô 500 giường, phục vụ đại dịch bệnh có lây nhiễm cấp A (dạng như Covid-19) và các thảm họa khác.
Ý tưởng thiết kế cần đề xuất một địa điểm phù hợp để xây dựng bệnh viện dã chiến trên một khu đất mới, hoặc cải tạo, tận dụng một cơ sở vật chất sẵn có. Địa điểm này tọa lạc ở một địa phương đảm bảo yếu tố tiếp cận, đáp ứng nhu cầu cấp bách. Khu đất xây dựng bệnh viện có diện tích tối thiểu 10.000 m2 và có chiều cao 1-2 tầng.
Theo KTS Nguyễn Tấn Vạn - Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, công trình được thiết kế sẽ phải đáp ứng yêu cầu của Bộ Y tế về khám chữa bệnh, có thể triển khai nhanh chóng ngay khi có yêu cầu. Đồng thời, công trình cần đảm bảo an toàn, tiết kiệm và trở thành một mô hình bệnh viện dã chiến kiểu mẫu.
“Bệnh viện không tên” lấy ý tưởng từ các khối kim tự tháp. |
Vượt qua hơn 70 bài dự thi, phương án thiết kế “Bệnh viện không tên” của Cubic Architects nhận về 2 giải “Thiết kế ấn tượng” do cộng đồng và hội đồng chuyên môn bình chọn. Phương án của Cubic để lại ấn tượng mạnh và nhận được nhiều sự quan tâm từ người xem.
Bệnh viện dã chiến do Cubic thiết kế được thu gọn trong 3 khối kim tự tháp, tương ứng với 3 zone (vùng) tham khảo từ hướng dẫn của WHO. Lớp vỏ bọc thân thiện được căng lên bởi khinh khí cầu dễ dàng được nhận diện từ rất xa, bất kể đêm hay ngày. Nhờ vậy, mọi người có thể nhận biết và giữ khoảng cách an toàn trong quá trình bệnh viện vận hành.
Phần không gian chức năng bên trong được thiết kế mô-đun hóa, giúp dễ dàng vận chuyển, lắp ghép, xây dựng trên các địa hình khác nhau. Một mô-đun gồm phần khung thép, lớp màng căng ETFE được bơm khí và các tấm vách, sàn nhẹ. Lớp vỏ đệm khí ETFE tận dụng ánh sáng tự nhiên và có khả năng cách nhiệt hiệu quả đối với các nơi có khí hậu nóng lạnh chênh lệch như miền Bắc. Kết hợp với lớp bạt kim tự tháp, bệnh viện dã chiến hình thành 2 lớp vỏ ngăn vi khuẩn phát tán rộng ra bên ngoài.
Ông Trần Vũ Lâm - Chủ tịch HĐQT Cubic Architects mong muốn “Bệnh viện không tên” chỉ nên xuất hiện trên giấy, không bao giờ phải triển khai thi công và cũng không muốn ai nhớ đến. Đây là tâm niệm Cubic Architects gửi gắm khi tham gia vào một cuộc thi mang tính chất cộng đồng.
Ông Trần Vũ Lâm (thứ 2 từ bên trái sang) - Chủ tịch HĐQT Cubic Architects. |
Thế mạnh của Cubic Architects là 16 năm kinh nghiệm tham gia phát triển các tổ hợp công trình có tác động lớn tới xã hội. Công ty mong muốn giải quyết các bài toán về thiết kế để đem tới chất lượng sống tốt cho người dân, đưa ra giải pháp tối ưu để giảm giá thành và tránh lãng phí.
Công ty đã thực hiện nhiều dự án lớn như chung cư 6th Element, Dreamland Bonanza, Phú Mỹ Complex, À la Carte Hạ Long, Epic's Home, Thành Công Residence, chung cư Riverside Garden...
Đội ngũ kiến trúc sư của Cubic Architects đã đạt nhiều giải thưởng cao cho các công trình từ nhà ở, khách sạn, văn phòng hạng trung, đến những tổ hợp cao cấp. Điển hình là giải nhất cuộc thi "Thiết kế điển hình chung cư nhà ở xã hội cao tầng năm 2017"; “Dự án tương lai của năm - Ashui Award 2018” với condotel À la Carte Hạ Long; giải bạc hạng mục nhà ở tổ hợp với dự án Nhà ở xã hội Hưng Thịnh... Kiến trúc sư Trần Vũ Lâm và Nguyễn Trung Dũng của công ty đã được công nhận là “Kiến trúc sư ASEAN” năm 2018.
Bình luận