Để hiểu rõ hơn về việc tại sao Mark Zuckerberg bị ám ảnh với việc kết liễu số phận của smartphone, người dùng sẽ phải quay về khán phòng ở Dallas vào đầu năm nay. Tại đó, ông chủ của Facebook cho thấy thử nghiệm của ZeniMax và Oculus, 2 startup về thực tế ảo được mua lại với giá hơn 2 tỷ USD năm 2014.
Khi đứng trên sân khấu, Mark Zuckerberg đã được yêu cầu giải thích về ẩn ý của Facebook về cuộc cách mạng điện thoại sắp tới. Trên thực tế, mạng xã hội lớn nhất thế giới được ra mắt năm 2004, đúng vào thời điểm phát triển nóng của smartphone.
Mark Zuckerberg đang trình bày các ý tưởng tại hội nghị F8. Ảnh: Businessinsider. |
“Facebook không phải là những nhà phát triển và thiết kế hệ điều hành điện thoại. Chính vì thế, chúng tôi không thể sáng tạo ra những gì mong muốn cho cộng đồng”, Mark chia sẻ.
Điều Zuckerberg có thể làm là xây dựng hệ sinh thái Facebook với giá trị quảng cáo hơn 415 tỷ USD. Tuy nhiên, tất cả mọi thứ vẫn bị kiểm soát bởi Apple và Google. Họ như là chủ nhà còn Faecbook chỉ là người thuê.
Lời hứa tăng cường thực tế ảo
Facebook đã đánh cược rất nhiều vào tương lai của thực tế ảo tăng cường. Công nghệ giúp cung cấp thông tin thay cho smartphone chỉ bằng một chiếc kính bình thường.
Tại hội nghị của những nhà phát triển Facebook vừa diễn ra, Zuckerberg đã giới thiệu nền tảng phần mềm camera mới. Nó chú trọng đến việc phát triển những hiệu ứng thực tế ảo tăng cường, giống như việc tái tạo lại khuôn mặt con người hay cho cá heo bơi vòng quanh.
Mục tiêu của tăng cường thực tế ảo là có một chiếc kính giúp người dùng thấy tất cả mọi thứ chỉ dẫn, thông tin cũng như giải trí, mọi thứ sẽ hiển thị ngay trước mắt. Đó là những gì Mark Zuckerberg muốn Facebook tạo ra, “chúng ta sẽ sớm nhìn thấy nền tảng đó”.
Sau cuộc cách mạng, Facebook sẽ trở thành bá chủ
Có thể nói, Facebook đẩy mạnh thực tế ảo tăng cường cũng chính vì đối thủ Snapchat. Mạng xã hội lớn thứ 4 này đã áp dụng các hiệu ứng và bộ lọc AR từ lâu.
Tuy nhiên, có động lực lớn hơn để Facebook tập trung đầu tư và công nghệ thực tế ảo và tăng cường thực tế ảo. Nên nhớ, đây chính là công nghệ lớn nhất sau sự xuất hiện của smartphone. Chính vì thế, mạng xã hội lớn nhất thế giới đã trả hàng tỷ USD để mua lại Oculus, công ty chuyên về tăng cường thực tế ảo và cảm biến trí thông minh.
Nếu Facebook có thể xây dựng công nghệ thực tế ảo tăng cường tương đương với những gì Apple làm trên hệ điều hành iOS, rất có thể, mỗi công ty sẽ phải xây dựng hệ thống phần cứng AR riêng.
Thực tế ảo đang trở thành tương lai của công nghệ. Ảnh: Businessinsider.
|
Viễn cảnh của thế giới tương lai, sau sự thống trị của smartphone, thay vì Apple hay Google, Facebook sẽ là người đặt ra các quy tắc cũng như ứng dụng trên nền tảng do chính họ tạo ra.
Có thể nói, với lợi thế hơn 1 tỷ người dùng, mạng xã hội đến từ Mỹ có thể biết được những gì thực sự cần thiết trong thế giới thực hơn tất cả các công ty trong lịch sử. Điều này giúp họ thành công trên con đường sắp tới.
“Nếu chúng ta có thể xây dựng chúng”
Chắc chắn, Facebook sẽ làm cả phần cứng và phần mềm để chiếm ưu thế trong công nghệ AR. Ít nhất, nó sẽ chiến thắng ở 1 trong 2 mảng.
Giám đốc kỹ thuật Facebook, Mike Schroepfer cho biết : "Nếu chúng ta có thể xây dựng phần cứng để kinh doanh, nó là một điều tuyệt vời. Tuy nhiên, nếu điều đó không hiệu quả, tạo ra hệ sinh thái để chạy trên nó cũng là điều quá tuyệt vời”.
Thực tế, có rất nhiều công ty công nghệ như Apple, Microsoft hay Magic leap đang chạy đua để biến AR thành hiện thực. Sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Với giá trị vốn hoá lớn nhất, Apple nhiều khả năng sẽ về đầu trong cuộc chiến AR.
Đó cũng chính là lý dó, Facebook đang triển khai hết tất cả các nguồn lực để phát triển AR. Mạng xã hội lớn nhất thế giới hiểu rằng, nếu không thành công, lịch sử sẽ lặp lại một lần nữa, họ sẽ “ăn nhờ ở đậu” trên nền tảng của hãng khác.