Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore đã hóa rồng, trong khi một số nước trong khu vực vẫn chưa thể cất cánh cho dù đạt được một số giai đoạn tăng trưởng cao. Đâu là những nguyên nhân tạo ra sự thành bại này?
Năm 2015 - 2016 là thời điểm hết sức đặc biệt đối với Việt Nam. Kỷ niệm 40 năm thống nhất đất nước và 30 năm đổi mới. Cho dù có được tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ xếp sau Trung Quốc trong 30 năm qua, nhưng đây không phải là mức tăng trưởng đúng tiềm năng của Việt Nam.
Hơn thế, những trục trặc đã lộ diện hoặc đang tiềm ẩn làm cho việc đoán định về tương lai của Việt Nam hết sức khó khăn.
Cú sốc thời gian và kinh tế Việt Nam
do NXB Tri Thức ấn hành. Ảnh: Hữu Khoa |
Có rất nhiều điều đáng trăn trở hay cần hành động ngay trong bối cảnh Việt Nam đang có thêm một cơ hội nữa khi nền kinh tế Trung Quốc đã chựng lại và việc mở cửa sâu rộng của Việt Nam. Có lẽ đây là cơ hội cuối cùng để Việt Nam có thể vượt qua bẫy thu nhập trung bình và vươn lên.
Những cơ hội bị bỏ lỡ, những trục trặc và Việt Nam cần làm gì để có thể hiện thực cơ hội đang đến được giáo sư Trần Văn Thọ phân tích thấu đáo trong Cú sốc thời gian và kinh tế Việt Nam.
Vẫn thế, những suy tư và sự nặng lòng với đất nước luôn triền miên trong ông. Những phân tích sắc lẹm trong quyển sách đáng đọc này buộc những ai quan tâm đến tương lai và sự phát triển của nước nhà phải trăn trở và suy ngẫm.