Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cụ ông gần 90 tuổi 70 năm trèo cây chặt gỗ

Bước sang tuổi xưa nay hiếm, tai không còn nghe rõ nhưng ông Sâm ngày ngày vẫn xách dao, kéo xe đi khắp làng tìm mua và trèo chặt cây để bán cho khách.

Ông Sâm, tên đầy đủ là Lê Văn Sâm (87 tuổi), trú ở làng Chuông, xã Phương Trung (Thanh Oai, Hà Nội) được mệnh danh là vua cây ở làng quê có nghề làm nón.
Ở làng Chuông nổi tiếng với nghề làm nón, ông Lê Văn Sâm ở làng Chuông, xã Phương Trung (Thanh Oai, Hà Nội) được mệnh danh là vua cây.
Năm nay đã bước qua cái tuổi xưa nay hiếm nhưng ông Sâm vẫn thường xuyên mang đồ nghề là dao rựa, búa, dây thừng và chiếc xe cải tiến cũ đi khắp làng tìm mua cây thân gỗ để chặt bán lại. Hỏi về cụ ông có sức khỏe phi thường này, không ai ở làng Chuông không biết và đều tỏ ra thán phục.
Năm nay đã bước qua cái tuổi xưa nay hiếm nhưng ông Sâm vẫn thường xuyên mang đồ nghề là dao rựa, búa, dây thừng và chiếc xe cải tiến cũ đi khắp làng tìm mua cây thân gỗ để chặt bán lại. Hỏi về cụ ông có sức khỏe phi thường này, không ai ở làng Chuông không biết và đều tỏ ra thán phục.
Bà Đỗ (67 tuổi), sống ở trước đình làng cho biết ông Sâm làm nghề này từ khi còn trai trẻ. Không chỉ ở trong làng, mà nhiều người các làng, xã lân cận đều tìm đến ông để mua gỗ hay củi đun.
Bà Đỗ (67 tuổi), sống ở trước đình làng cho biết ông Sâm làm nghề này từ khi còn trai trẻ. Không chỉ ở trong làng, mà nhiều người các làng, xã lân cận đều tìm đến ông để mua gỗ hay củi đun.
Trước đây, thời buổi còn nghèo khó, việc chặt gỗ, bán củi cũng kiếm được ra tiền nuôi sống gia đình. Ngày nào ông ấy cũng đi hỏi xem nhà ai có thân gỗ lớn bán để mua. Sau đó, ông tự trèo bằng tay, vác dao lên chặt và tự kéo xe bò về. Cành thì bán củi, thân thì bán gỗ cho người có nhu cầu. “Đến nay đã khao thọ đến 3 lần nhưng ông ấy vẫn xách dao, kéo xe đi chặt gỗ”, bà Đỗ nhớ lại.
Trước đây, thời buổi còn nghèo khó, việc chặt gỗ, bán củi cũng kiếm được ra tiền nuôi sống gia đình. Ngày nào ông Sâm cũng đi hỏi xem nhà ai có thân gỗ lớn bán để mua. Sau đó, ông vác dao lên chặt rồi tự kéo xe bò về. Cành thì bán củi, thân thì bán gỗ cho người có nhu cầu. “Đến nay đã khao thọ đến 3 lần nhưng ông ấy vẫn xách dao, kéo xe đi chặt gỗ”, bà Đỗ nhớ lại.
Chứng kiến ông nội đã tuổi cao nhưng vẫn mải miết đi làm, anh Hải (32 tuổi), cháu nội của cụ Sâm cho hay, gia đình tất cả từ các bác, chú đến các cháu đều khuyên ngăn cụ ở nhà nghỉ ngơi nhưng cụ chịu ở nhà.
Chứng kiến ông nội đã tuổi cao nhưng vẫn mải miết đi làm, anh Hải (32 tuổi), cháu nội của cụ Sâm cho hay, gia đình tất cả từ các bác, chú đến các cháu đều khuyên ngăn cụ ở nhà nghỉ ngơi nhưng cụ không chịu ở nhà. Mới đây gia đình quyết định đưa ông vào ở nhà con cả trong Sài Gòn để ông quên nghề, quên việc đi nhưng được vài tháng, cụ Sâm tích cóp tiền con cho ăn sáng rồi bắt tàu về Hà Nội mà không thông báo ai.
7
“Cả nhà được phen hú vía, nháo nhác đi tìm. Sau hai ngày đi tàu, cụ về và tiếp tục làm. Biết không cản được cụ, cả nhà tôi chỉ biết nhờ bà con trong xóm không mua củi, mua gỗ của cụ nữa để cụ tự nghỉ nhưng đến nay vẫn chưa có tác dụng”, anh Hải nói. Dù đã cao tuổi, tai đã nặng không còn nghe rõ nhưng cụ Sâm vẫn tự kéo xe, khuôn gỗ hay vác những bao tải đựng đồ nghề, hàng hóa.
8
Sau mỗi lần đi làm về, cụ đều dọn dẹp xếp củi ngăn nắp vào sân. Có khách gọi, cụ lại tự tay vận chuyển đến tận nơi. Những khúc gỗ lớn cụ bán cho các xưởng gỗ thì họ vào tận nơi vận chuyển. 
9
Hình ảnh cụ Sâm hói đầu vận chuyển gỗ, củi rất quen thuộc ở làng Chuông. 
10
Tiền bán gỗ, cụ tích cóp lại không sử dụng đến. Hàng ngày, sau mỗi giờ làm việc mệt nhọc, cụ Sâm ra ao trước cổng tắm, giặt rồi sang nhà con trai gần đó ăn cơm.
11
Hàm răng đã móm, không còn mình mẫn như xưa nhưng cụ Sâm có sức khỏe rất tốt. Nhiều người đi bộ còn phải sải bước dài mới theo kịp cụ kéo xe gỗ.
12
Cụ ông 87 tuổi này bảo đến nay mình đã có 70 năm gắn bó với nghề chặt gỗ, củi và sẽ còn làm nghề đến khi nào không còn sức khỏe.

Hoàn Nguyễn

Bạn có thể quan tâm