Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Copenhagen là thành phố an toàn nhất thế giới năm 2021

Theo chỉ số các thành phố an toàn (Safe Cities Index - SCI) của Economist Intelligence, thủ đô Copenhagen của Đan Mạch được xếp hạng cao nhất năm 2021.

"An toàn" luôn là mối quan tâm hàng đầu của khách du lịch khi ghé thăm một đất nước mới.

2 năm thế giới đương đầu với dịch bệnh, các tiêu chí an toàn khi đi du lịch đã có sự thay đổi. Điều này phần nào ảnh hưởng đến danh sách các thành phố an toàn do Economist Intelligence đánh giá. Các chỉ số an toàn của một thành phố (SCI) bao gồm an ninh kỹ thuật số, an ninh y tế, cơ sở hạ tầng, an ninh cá nhân và môi trường.

Trong khi nhiều năm trước, các thành phố châu Á như Tokyo (Nhật Bản), Singapore (Singapore) giữ vị trí đứng đầu, năm nay vị trí thành phố an toàn nhất dành cho một thành phố ở châu Âu.

Vì sao Copenhagen là thành phố an toàn nhất thế giới?

Đây là lần đầu tiên Copenhagen được Economist Intelligence vinh danh là thành phố an toàn nhất thế giới, đạt 82,4 điểm trên thang điểm 100 theo báo cáo.

Thủ đô của Đan Mạch đã tăng hạng từ vị trí thứ 8 trong năm 2019 lên đứng đầu danh sách năm nay. Điều này phần lớn nhờ vào các chính sách bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh cá nhân.

thanh pho an toan nhat the gioi anh 1

Copenhagen lần đầu tiên giữ vị trí thành phố an toàn nhất thế giới. Ảnh: Unsplash.

Ông Lars Weiss, thị trưởng Copenhagen, chia sẻ trong báo cáo: “Một yếu tố quan trọng khiến Copenhagen trở thành điểm đến an toàn là tỷ lệ tội phạm thấp. Hiện tỷ lệ này đang ở mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ".

Theo ông Lars Weiss, nét đặc trưng ở Copenhagen là sự gắn kết xã hội, khoảng cách giàu nghèo tương đối hẹp. Ở thành phố này, công nhân vệ sinh và CEO có thể mua sắm chung ở một siêu thị, con cái của họ học chung trường và không có sự phân biệt giàu nghèo.

"Đây cũng là một trong những nền tảng của văn hóa Đan Mạch và nó góp phần to lớn khiến các chỉ số an toàn đạt thang điểm cao", thị trưởng Copenhagen nói.

Đứng ngay sau Copenhagen là Toronto (Canada), được đánh giá là thành phố an toàn thứ 2 thế giới với tổng điểm 82,2/100. Trong khi đó, Singapore đứng thứ 3 với 80,7 điểm.

Sydney (Australia) giữ vị trí thứ tư với 80,1 điểm. Tuy nhiên, thành phố hiện đại của Australia đứng đầu hạng mục an ninh kỹ thuật số.

Báo cáo của Economist Intelligence nhận định Copenhagen xứng đáng với vị trí đầu bảng. Các thành phố được đánh giá tốt và giữ thứ hạng cao nhờ khả năng đảm bảo sự an toàn, ổn định cuộc sống cho người dân trong suốt 2 năm dịch bệnh Covid-19 khiến thế giới đảo lộn.

Thêm vào đó, vấn đề an ninh môi trường của những quốc gia đầu bảng năm nay cũng hiệu quả hơn cả so với 3 vị trí đứng đầu những năm trước đó, báo cáo cho biết.

Các thành phố ở châu Á - Thái Bình Dương là Hong Kong (Trung Quốc) và Melbourne (Australia) đồng hạng 8 với 78,6 điểm. Stockholm của Thụy Điển đứng thứ 10 với 78 điểm.

Mỹ có 3 đại diện đứng thứ hạng cao trong danh sách là New York ở vị trí 11, Washington D.C giữ vị trí 14, ngay sau đó là San Francisco xếp hạng 15.

5 thành phố xếp cuối bảng về chỉ số an toàn bao gồm Lagos (Nigeria), Cairo (Ai Cập), Caracas (Venezuela), Karachi (Pakistan) và Yangon (Myanmar).

Ảnh hưởng từ Covid-19

Covid-19 được nhắc đến liên tục trong bản báo cáo của Economist Intelligence. Đây là yếu tố quan trọng để đánh giá an ninh y tế của một thành phố. Trong các chỉ số đánh giá an toàn ở Copenhagen, an ninh y tế đạt điểm thấp nhất.

Theo Nima Asgari, Giám đốc Đài quan sát châu Á - Thái Bình Dương về hệ thống và chính sách y tế, những năm trước các đô thị chủ yếu tập trung vào thảm họa, lũ lụt, khủng hoảng y tế không được quan tâm nhiều.

"Trước khi Covid-19 xuất hiện, mọi người có thể chưa từng nghĩ đến viễn cảnh hệ thống y tế trên thế giới sẽ quá tải, thậm chí là sụp đổ do nhu cầu sử dụng cao khi dịch bệnh bùng phát trầm trọng", ông Nima Asgari nói.

Báo cáo cũng chỉ ra những thành phố ít quan tâm đến vấn đề an ninh y tế đã gặp khủng hoảng khi ứng phó với đại dịch. Ông Michele Acuto, giáo sư về chính trị đô thị toàn cầu tại Đại học Melbourne (tiểu bang Victoria, Australia) nhận định: "Covid-19 đã cho chúng ta thấy luôn tồn tại một điểm mù ngay cả khi thế giới có vẻ đang vận hành trơn tru".

Báo cáo cũng nhấn mạnh các thành phố cần xem lại kỹ lưỡng vấn đề an ninh y tế để có thể phục hồi sau đại dịch và phát triển trong tương lai.

Safe Cities Index (SCI) là chỉ số các thành phố an toàn do Economist Intelligence Unit (EIU) - cơ quan nghiên cứu kinh tế toàn cầu thuộc tạp chí The Economist, đánh giá. Năm 2021, EIU sử dụng 76 tiêu chí riêng thuộc 5 bộ tiêu chí trụ cột để đánh giá các thành phố. 5 tiêu chí lớn bao gồm: con người, cơ sở hạ tầng, an ninh y tế, an ninh kỹ thuật số và an ninh môi trường.

Di sản mới nhất của Trung Quốc được UNESCO công nhận

Tuyền Châu, thành phố từng được Marco Polo ca ngợi là “một trong hai trung tâm giao thương lớn nhất thế giới”, đã trở thành di sản thứ 56 của Trung Quốc.

Các di sản thế giới được bảo vệ như thế nào?

Các nhà quản lý của Machu Picchu (Peru) hay Acropolis (Hy Lạp) đang thực hiện nhiều cách thức để gìn giữ di tích trước biến đổi khí hậu và thực trạng du lịch quá tải.

Trung thu của người Việt ở nước ngoài

Ngày Tết đoàn viên đối với người Việt xa quê là cuộc gặp gỡ gia đình qua màn hình, kỷ niệm phá cỗ trông trăng ngày thơ bé, là hương vị bánh nướng, bánh dẻo ngọt thơm...

Ke hoach hoi sinh voi ma mut hinh anh

Kế hoạch hồi sinh voi ma mút

0

Sử dụng kỹ thuật di truyền CRISPR, các nhà nghiên cứu tham vọng hồi phục những loài tuyệt chủng để giúp hệ sinh thái chống lại biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học.

Mai Phương

Theo CNN

Bạn có thể quan tâm