Kỷ lục chuyển nhượng đầu tiên của Công Vinh được thực hiện năm 2008 khi chuyển về Hà Nội T&T. |
Năm 2008: chuyển từ SLNA về Hà Nội T&T – phí lót tay 7-8 tỷ đồng
Sáu năm trước, thông tin bầu Hiển chi ra 7-8 tỷ đồng để sở hữu chân sút số 1 của đội tuyển Việt Nam và SLNA khiến tất cả đều cảm thấy choáng váng. Vì đó là con số chưa từng xuất hiện trong “lịch sử” chuyển nhượng cầu thủ trên sân cỏ nội.
Bên cạnh khoản phí lót tay khổng lồ, chế độ lương thưởng của Công Vinh ở Hà Nội T&T lúc nào cũng cao ngất ngưởng do anh thuộc diện ưu tiên đặc biệt. Ngoài khoản lương cứng 45 triệu/tháng, Công Vinh còn được thưởng thêm bằng những khoản “mềm” từ tiền túi bầu Hiển khiến tổng thu nhập của anh lên tới vài trăm triệu/tháng là điều hết sức bình thường.
Vụ chuyển nhượng của Công Vinh từ SLNA về Hà Nội T&T sau này được đánh giá là cột mốc mở ra thời kỳ giá cầu thủ leo thang đến chóng mặt chừng 2-3 năm kế tiếp do hiệu ứng từ chức vô địch AFF Cup 2008.
Đây cũng là thời kỳ hàng loạt ông bầu nhảy vào làm bóng đá đã học theo thành công của bầu Hiển bằng những vụ chuyển nhượng đình đám nhưng tất cả đều không thành công bằng khoản tiền đầu tư cho Công Vinh của ông bầu họ Đỗ.
14 tỷ đồng để chiêu mộ Công Vinh." /> |
Chỉ cần cháu thi đấu tốt, bầu Kiên đặt lên bàn đàm phán 14 tỷ đồng để chiêu mộ Công Vinh. Ảnh: Tuổi trẻ |
Năm 2011: chuyển từ Hà Nội T&T sang CLB bóng đá Hà Nội – Phí lót tay 13-14 tỷ
Ý định ban đầu của Công Vinh là sẽ tiếp tục thi đấu cho Hà Nội T&T sau khi kết thúc bản hợp đồng 3 năm. Nhưng khi bầu Kiên mua lại CLB Hòa Phát Hà Nội và tiến hành cuộc cải tổ mạnh mẽ dưới cái tên CLB bóng đá Hà Nội, một cơ hội mới đã mở ra cho Công Vinh bằng những con số rất cụ thể.
Hà Nội T&T chỉ sẵn sàng trả cho Vinh 5 tỷ/3 năm hợp đồng vì đội bóng Thủ đô cho rằng họ từng bỏ tiền cho tiền đạo xứ Nghệ sang Bồ Đào Nha chữa trị chấn thương thì nay Công Vinh cần đền đáp lại ân tình ấy. Trong khi đó, "không cần gì chỉ cần cháu thi đấu tốt cho đội của chú", bầu Kiên đặt lên bàn đàm phán khoảng 14 tỷ kèm mức lương 70 triệu/tháng khiến Công Vinh phải đổi ý.
Khoản tiền đó tiếp tục là một kỷ lục ở V.League. Nhưng khi mới chỉ đá một mùa cho CLB bóng đá Hà Nội, bầu Kiên vướng vào vòng lao lý khiến Công Vinh mới “chỉ” nhận được 10 tỷ đồng phí lót tay.
Chuyển sang thi đấu cho Sapporo trong 5 tháng theo dạng cho mượn đã mang đến cho Công Vinh những giá trị lớn về hình ảnh và thương hiệu. Ảnh: Người Lao Động |
Năm 2013: Chuyển từ SLNA sang Consadole Sapporo với mức lương 7.000 USD/tháng
Sau khi CLB bóng đá Hà Nội giải thể, Công Vinh chấp nhận chuyển về chơi cho SLNA không cần phí lót tay. Nhưng chỉ sau nửa mùa 2013, một cơ hội khác lại đến với anh từ Nhật Bản với lời đề nghị của CLB J.League 2 Consadole Sapporo.
Trên thực tế, Công Vinh không được hưởng khoản phí mượn cầu thủ khoảng 60.000 USD, đó là số tiền Consadole Sapporo trả cho SLNA. Khoản lương cứng 7.000 USD/tháng của Công Vinh tại Nhật có thể chưa thấm tháp gì so với thu nhập của anh trước đây. Nhưng chuyển sang chơi bóng tại J.League 2 đã mang đến những giá trị về hình ảnh và thương hiệu của tiền đạo xứ Nghệ mà có lẽ chính anh cũng không nghĩ lại lớn đến thế.
Công Vinh là cầu thủ Việt Nam có vinh dự chơi bóng tại Nhật và trên thực tế đã thi đấu rất thành công. Với chỉ riêng điều đó thôi đã giúp Công Vinh kiếm thêm nhiều tỷ đồng và tiếp tục xác lập kỷ lục chuyển nhượng trên sân cỏ nội.
Ở quãng cuối sự nghiệp, Công Vinh vẫn là cầu thủ "hot" nhất trên thị trường chuyển nhượng. |
Năm 2014: Chuyển từ SLNA về Bình Dương – Phí lót tay 8-10 tỷ đồng
Sau khi kết thúc bản hợp đồng mượn Công Vinh 5 tháng từ SLNA, Consadole Sapporo đã đưa ra lời đề nghị tiếp tục ký hợp đồng 1 năm với chân sút xứ Nghệ với mức lương tăng lên 10.000 USD/tháng nhưng bị Công Vinh từ chối.
Thi đấu ấn tượng trong màu áo SLNA cũng như đội tuyển Việt Nam, Công Vinh một lần nữa đã tìm kiếm cho mình bản hợp đồng khủng ở đoạn cuối sự nghiệp bằng việc chuyển về chơi cho Bình Dương. Con số 8-10 tỷ đồng là kỷ lục mà rất khó cầu thủ nào tại V.League đủ sức vươn tới ở thời điểm hiện tại
Đặt trong hoàn cảnh thị trường chuyển nhượng ảm đạm thời gian qua, giá trị của Công Vinh vẫn được bảo lưu ở mức cao và chắc chắn bản hợp đồng của anh chuyển về chơi cho Bình Dương sẽ là một trong những thương vụ đáng chú ý nhất ở mùa giải tới.