Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Công việc chiết nọc rắn bằng tay trần

Một người đàn ông Mỹ đam mê công việc chiết nọc độc rắn để góp phần phát triển y học dù bản thân ông từng vào bệnh viện và mất đầu ngón tay vì rắn cắn.

Ông Jim Harrison, 55 tuổi, nuôi khoảng 2.000 con rắn độc, trong đó có một số con thuộc loại nguy hiểm nhất thế giới, tại một vườn thú bò sát ở bang Kentucky. Trại nuôi rắn của ông Harrison có thể lớn nhất nước Mỹ và thậm chí trên toàn thế giới.
Ông Jim Harrison, 55 tuổi, nuôi khoảng 2.000 con rắn độc, bao gồm một số con thuộc loại nguy hiểm nhất thế giới, tại một vườn thú bò sát ở bang Kentucky. Trại nuôi rắn của ông Harrison có thể là trại lớn nhất nước Mỹ và thậm chí trên toàn thế giới.
Mỗi tuần, ông trích nộc độc của khoảng 1.000 con rắn. Ông Harrison chỉ dùng đôi tay trần và không đeo găng khi thực hiện công việc
Mỗi tuần, ông chích nọc độc của khoảng 1.000 con rắn. Harrison chỉ dùng đôi tay trần và không đeo găng khi thực hiện công việc này.
Là người trích nọc rắn chuyên nghiệp, ông Harrison biết cách điều khiển con rắn để tránh sự phản công của chúng và lấy nọc độc chảy ra từ đôi răng hàm sắc nhọn.
Là người lấy nọc rắn chuyên nghiệp, Harrison biết cách điều khiển con rắn để tránh sự phản công của chúng và lấy nọc độc từ đôi răng hàm sắc nhọn.
Trong hàng chục năm hành nghề, loài rắn đã 8 lần cắn vào tay ông Harrison. Thậm chí có lần ông phải nhập viện đến 4 tuần để điều trị vết thương vì rắn cắn. Các bác sĩ đã phẫu thuật để cắt bỏ những phần nhiễm trùng nặng trên ngón tay của ông Harrison.
Trong hàng chục năm hành nghề, những con rắn đã cắn vào tay Harrison. Thậm chí ông từng phải vào bệnh viện đến 4 tuần để điều trị vết thương vì rắn cắn. Các bác sĩ đã phẫu thuật để cắt những phần nhiễm trùng nặng trên ngón tay của ông.
Ông Harrison bắt đầu chiết xuất nọc rắn từ khi 17 tuổi. Hai bàn tay ông bây giờ chằng chịt các vết sẹo vì rắn cắn.
Harrison bắt đầu chiết nọc rắn từ khi 17 tuổi. Vô số vết sẹo vì rắn cắn xuất hiện trên đôi bàn tay của ông. "Nhiều người cho rằng việc nuôi và tiếp xúc thường xuyên với loài rắn khá nguy hiểm. Tuy nhiên, thực tế công việc này không đáng sợ nếu chúng ta phòng vệ kỹ và có phương pháp", Harrison chia sẻ.
Harrison khẳng định không vì những vết thương do rắn cắn mà từ bỏ công việc. Ông cảm thấy những việc đang làm rất có ý nghĩa vì chất độc chiết xuất từ loài rắn có thể trở thành nguyên liệu trong những loại thuốc cứu sống mạng người.
Harrison cảm thấy những việc ông đang làm rất có ý nghĩa vì chất độc của loài rắn có thể trở thành nguyên liệu trong những loại thuốc cứu sống mạng người.
Theo Harrison, các nhà nghiên cứu đã dùng nọc độc rắn mamba đen để tìm hiểu cách điều trị bệnh Alzheimer, sử dụng nộc độc rắn hổ mang châu Á trong những loại thuốc kháng virus, dùng nọc độc rắn hổ Malayan pit viper trong thuốc điều trị nạn nhân đột quỵ.
Theo Harrison, các nhà nghiên cứu đã dùng nọc độc rắn mamba đen để tìm hiểu cách điều trị bệnh Alzheimer và sử dụng nọc độc rắn hổ mang châu Á trong những loại thuốc kháng virus.
Vợ của ông Harrison, bà Kristen, đã tìm hiểu về các loài rắn trong trường đại học. Bà là trợ lý đắc lực của ông trong công việc nguy hiểm hàng ngày. Ông bà không sợ thiệt mạng vì rắn cắn, do trong cơ sở lúc nào cũng đã trữ sẵn thuốc giải độc.
Vợ của Harrison, bà Kristen, đã tìm hiểu về các loài rắn trong trường đại học. Bà là trợ lý đắc lực của ông trong công việc nguy hiểm hàng ngày. Ông, bà không sợ thiệt mạng vì rắn cắn, do trong cơ sở lúc nào cũng trữ thuốc giải độc.
Trại nuôi rắn của ông Harrison thu lợi nhuận chủ yếu từ tiền vé của khách tham quan và tiền bán nọc độc rắn. Hai vợ chồng bán mỗi bình nọc rắn với giá vài nghìn USD, chủ yếu cho các đơn vị nghiên cứu khoa học, trường đại học và công ty dược.
Trại nuôi rắn của ông Harrison thu lợi nhuận từ tiền vé của khách tham quan và tiền bán nọc độc rắn. Hai vợ chồng bán mỗi bình nọc rắn với giá vài nghìn USD, chủ yếu cho các đơn vị nghiên cứu khoa học, trường đại học và công ty dược.

Minh Anh

Ảnh: Caters News Agency

Bạn có thể quan tâm