Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Công ty Việt trả lương 18 triệu đồng/tháng làm ăn ra sao?

Lợi nhuận của 4/5 công ty đều tăng trưởng nhẹ so với năm 2011, trong đó, Viettel dẫn đầu với 27.000 tỷ đồng.

Công ty Việt trả lương 18 triệu đồng/tháng làm ăn ra sao?

Lợi nhuận của 4/5 công ty đều tăng trưởng nhẹ so với năm 2011, trong đó, Viettel dẫn đầu với 27.000 tỷ đồng.

Vẫn là ngành có nhiều đơn vị trả lương thuộc top đầu trong năm 2012, nhưng kết quả kinh doanh của toàn hệ thống ngân hàng nói chung đều suy giảm mạnh. Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, lợi nhuận ngành giảm khoảng 20% so với năm 2011, riêng nhóm 6 ngân hàng niêm yết giảm tới 28%. Đây cũng là nguyên nhân khiến thu nhập nhân viên ngành ngân hàng tuy vẫn giữ vững vị trí top đầu, nhưng đã giảm đáng kể so với năm 2011.

Thu nhập lãi thuần của Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) đạt 18.426 tỷ đồng, giảm 8% so với năm ngoái. Tuy nhiên, so chi phí dự phòng sụt giảm đáng kể nên lợi nhuận của ngân hàng này chỉ giảm nhẹ 2,55% so với năm trước, ở mức 8.177,6 tỷ đồng.

Chỉ trong 3 tháng cuối năm, nhà băng này đã tăng thêm gần 900 người, bằng con số tuyển mới trong cả 3 quý trước cộng lại. Do quỹ lương của Vietinbank trong năm 2012 không thay đổi nên thu nhập của nhân viên giảm nhẹ, chỉ đạt 18,9 triệu đồng/tháng.

Lượng tuyển mới tăng mạnh trong khi chi phí hoạt động tăng tương ứng khiến lương nhân viên của các doanh nghiệp Việt giảm nhẹ so với năm 2011.

Không giống như Vietinbank, kết quả hoạt động năm 2012 của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) lại tăng nhẹ nhờ tiết giảm hầu hết các chi phí hoạt động và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. Kết thúc năm tài chính 2012, Vietcombank đạt lợi nhuận trước thuế hơn 5.761 tỷ đồng, tăng khoảng 58 tỷ đồng so với năm trước. Tuyển mới 1.072 người, chi phí lương và phụ cấp của Vietcombank giảm hơn 100 tỷ đồng là nguyên nhân khiến mức thu nhập của nhân viên nhà băng này chỉ còn trên 19,4 triệu đồng/tháng, thấp hơn đáng kể so với con số 22 triệu đồng trong năm 2011.

Là một trong những nhà băng cán đích lợi nhuận nhanh nhất toàn hệ thống, đồng thời là ngân hàng có lợi nhuận cao nhất khối tư nhân, lợi nhuận năm 2012 của Ngân hàng Quân đội (MB) cán mốc 3.090 tỷ đồng, tăng so với mức 2.625 tỷ đồng của 2011. Tổng cộng MB bank đã chi 1.079 tỷ đồng lương, thưởng và thu nhập khác cho nhân viên, tăng 200 tỷ đồng so với năm ngoái.

Với mức lương trung bình cho nhân viên khoảng 18 triệu đồng/tháng, Viettel đã trở thành quán quân ngành viễn thông trong năm 2012. Soán ngôi VNPT về doanh thu với 140.000 tỷ đồng, trung bình, mỗi ngày doanh nghiệp này thu về khoảng 400 tỷ đồng. Lợi nhuận của Viettel năm 2012 là 27.000 tỷ đồng, tăng trưởng gần 40%, vượt kế hoạch 21%, và cao gấp ba lần so với VNPT.

Theo Phó tổng giám đốc Viettel Lê Đăng Dũng, tập đoàn này hiện có khoảng 25.000 nhân viên, được trả lương dựa theo hiệu quả sản xuất kinh doanh theo cơ chế thí điểm đã xin phép Thủ tướng. “Hiện thu nhập bình quân của một kỹ sư trưởng có 5 năm kinh nghiệm tại Viện Nghiên cứu và phát triển Viettel khoảng 32 triệu đồng/tháng”, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển Viettel cho hay.

Là cái tên còn khá xa lạ trên thị trường chứng khoán Việt Nam nhưng công ty Tân Cảng Sài Gòn (SNP) lại là “ông lớn” trong ngành khai thác cảng biến và logistics  tại Việt Nam. Trái ngược với kết quả kinh doanh bết bát của các doanh nghiệp khai thác tàu biển, SPN đang nắm giữ tới 85% thị phần container xuất nhập khẩu khu vực phía Nam và trên 46% thị phần của cả nước, xếp trong top 34 cảng cotnainer lớn nhất thế giới. Năm 2012, doanh thu của công ty đạt 6.400 tỷ đồng, chi trả công nhân 17 tháng lương/người/năm, tương đương mức 300 triệu đồng/năm.

Có quy mô nhỏ nhất trong số 5 công ty Việt trả lương trên 18 triệu đồng/năm, Công ty cổ phần Tài chính Hóa Chất Việt Nam (VCFC) chỉ có 51 nhân viên. Năm 2012, lợi nhuận của VCFC đạt 93 tỷ đồng, tăng 3 tỷ so với năm 2011 nhưng mức trích quỹ lương lên tới 11,65 tỷ đồng, tương đương 12,5% lợi nhuận cả năm.

Thực tế, VCFC là tổ chức tín dụng phi ngân hàng, trực thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), với chức năng chính là đầu mối thu xếp nguồn vốn cho các dự án của tập đoàn và các đơn vị thành viên. Ngoài Vinachem là cổ đông sáng lập, VCFC còn có vốn góp từ Techcombank, Tổng Công ty cổ phần Bảo Minh,...

Hạ Minh

Theo Infonet

Hạ Minh

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm