Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Công ty sữa bột Trung Quốc tự định giá 11,4 tỷ USD

Công ty sữa bột trẻ em Feihe đặt mục tiêu huy động 1,14 tỷ USD trong đợt phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) tại Hong Kong và đạt giá trị vốn hóa tới 11,4 tỷ USD.

Theo Bloomberg, Feihe đang chào bán 893,34 triệu cổ phiếu với giá từ 7,5-10 HKD (1-1,27 USD). Đây là lần thứ hai công ty sữa bột sử dụng hình ảnh của nữ diễn viên Chương Tử Di tìm cách IPO tại Sàn Giao dịch Chứng khoán Hong Kong. 

Nếu thành công, Feihe có thể huy động được tới 8,9 tỷ HKD, tương đương 1,14 tỷ USD. Điều đó có nghĩa là giá trị vốn hóa của công ty sữa bột trẻ em sẽ đạt 8,5-11,4 tỷ USD. Feihe từng niêm yết tại Mỹ nhưng rút khỏi Sàn Giao dịch Chứng khoán New York vào năm 2013. 

Theo hãng nghiên cứu Frost & Sullivan, Feihe - được thành lập tại tỉnh Hắc Long Giang năm 1962 - là công ty sữa bột trẻ em lớn nhất Trung Quốc, Tính đến hết năm 2018, Feihe nắm giữ khoảng 15,6% thị phần ở quốc gia 1,4 tỷ dân. 

cong ty sua bot Feihe IPO anh 1
Feihe là thương hiệu sữa bột trẻ em phổ biến tại thị trường nội địa Trung Quốc. Ảnh: IC photo.

Ngành công nghiệp sữa bột Trung Quốc trải qua một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng hồi năm 2008 khi scandal sữa nhiễm độc nổ ra, cướp đi sinh mạng của 6 trẻ em và khiến 300.000 bé khác bị nhiễm bệnh. 

Dân Trung Quốc ồ ạt tẩy chay các nhãn hiệu sữa trẻ em trong nước. Sau hơn 10 năm, ngành công nghiệp sữa Trung Quốc dần dần lấy lại thị phần. Ước tính thị trường sữa bột trẻ em Trung Quốc có quy mô lên đến 27 tỷ USD

Trên thực tế, tỷ lệ sinh tại Trung Quốc đang giảm mạnh và số trẻ sơ sinh sụt xuống còn 15,23 triệu hồi năm ngoái, thấp nhất kể từ năm 2014. Dù vậy, các gia đình thành thị Trung Quốc trở nên dư dả hơn và chi nhiều tiền mua sữa cho con cái hơn.

Frost & Sullivan dự báo thị trường sữa bột trẻ em Trung Quốc sẽ tăng trưởng ổn định và đạt quy mô 28,27 tỷ USD vào năm 2023.   

‘SoftBank của Trung Quốc’ đầu tư ồ ạt vào các startup kỳ lân

Không nổi đình đám như SoftBank, Tencent của Trung Quốc âm thầm đầu tư vào hàng loạt startup trên phạm vi toàn cầu trong suốt 5 năm qua.

Ngân hàng 50 tỷ USD hạn chế nhân viên uống nước

Ngân hàng tư nhân lớn nhất Indonesia áp dụng các biện pháp cắt giảm chi phí cực kỳ nghiêm ngặt, thậm chí không cho nhân viên lãng phí nước uống.


Hà Bùi

Bạn có thể quan tâm