Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cổng trường bề thế nhưng tài sản thư viện chỉ vài cuốn tạp chí cũ

Thư viện trường tiểu học có cơ sở vật chật xuống cấp, thiếu sách phù hợp với học sinh, trong khi đó nhân viên thư viện thường kiêm nhiệm, thiếu chuyên môn.

Bằng thực tế đi thực hiện dự án tặng sách "Sách hay dành cho học sinh tiểu học" tại các tỉnh thành trên cả nước, những người thực hiện đã đến và khảo sát về thư viện của 42 huyện , có hơn 800 trường tiểu học của 18 tỉnh và thành phố. Bà Hoàng Thị Thu Hiền - Trưởng ban dự án - chỉ ra nhiều sự bất cập trong hoạt động thư viện ở trường, từ đó đề xuất giải pháp. 

Ít sách, thiếu không gian đủ chuẩn, nhân viên thiếu nghiệp vụ

Rất nhiều trường không có thư viện đúng nghĩa, mà chỉ là một nhà kho để những thứ linh tinh. Những kệ sách thô sơ xiêu vẹo, những căn phòng ẩm mốc.

Nhiều trường tiểu học không có sách, tạp chí, báo đúng chuẩn để học sinh đọc. Những kệ sách trống chỉ có một số sách giáo khoa, sách tài liệu giảng dạy cho thầy cô. Có những trường cơ sở khang trang, phòng thư viện khá rộng nhưng nhìn vào "tài sản thư viện" mà đau lòng: một tập tạp chí cũ mèm rách nát, một tập những tờ báo từ đời nảo đời nào và một số truyện tranh không trọn bộ. Cổng trường bề thế, những dãy lầu thật to nhưng sách để cho học sinh đọc thêm thì không có hoặc quá ít.

Có những thư viện có sách nhưng chỉ lấy số lượng để đạt chuẩn thư viện tiên tiến hoặc xuất sắc. Trong đó có rất nhiều cuốn không phù hợp với lứa tuổi học sinh và không thiết thực với thầy cô: một dãy dài sách pháp luật, tuyển tập dày cộp tới hàng trăm trang của một số nhà văn, những cuốn tạp chí của huyện của tỉnh về kinh tế, chính trị.

Trước đây Bộ Giáo dục có đưa ra thư mục sách cần mua. Nhưng rất nhiều cuốn không hợp lý. Tiền mua sách đã ít mà phải mua những cuốn giấy in chất lượng xấu, nhiều cuốn là truyện dân gian. Ngay cả đưa ra danh mục sách bắt buộc như vậy vẫn chưa đủ. Bởi cùng một cuốn sách nhưng có nhiều bản khác nhau. Bản chữ nhỏ, bản chữ to, có bản kèm theo tranh vẽ… Mỗi bản mỗi giá. Lựa chọn bản nào để phù hợp với trình độ học sinh, để gây sự cuốn hút là cả một vấn đề phụ thuộc vào nguồn sách, trình độ và sự hiểu biết của người chọn.

Hoat dong thu vien truong hoc chua hieu qua anh 1
Học sinh tại Kỳ Anh, Hà Tĩnh vui mừng nhận sách, tạp chí do dự án "Sách hay dành cho học sinh tiểu học" trao tặng. 

Có sách trong thư viện đã khó, làm sao cho học sinh say mê đọc sách lại càng khó hơn. Cần phải có những buổi giới thiệu sách công phu nhưng nhân viên phụ trách thư viện không có nghiệp vụ. Cả một huyện tới mấy chục trường tiểu học mà chỉ có một người được đào tạo bài bản, phần lớn họ là giáo viên hoặc nhân viên kiêm nhiệm. Nhân viên thư viện kiêm nhiệm là thủ quỹ, kế toán, giáo viên thể dục, giáo viên không còn có khả năng giảng dạy, đại đa số hiện nay là nhân viên hợp đồng.

Vì kiêm nhiệm nên không ổn định, khi xin được việc khác họ sẽ bỏ dở công việc. Kiêm nhiệm nên không nhiệt huyết, không sáng tạo chỉ mở ra rồi đóng lại theo lịch cho đúng kế hoạch còn chất lượng hiệu quả thực mà học sinh đáng lẽ được nhận lại không có.

Ngay cả khi có nhân viên thư viện được đào tạo bài bản mà nhà trường khoán trắng cho họ thì hiệu quả đọc sách vẫn không cao. Rất nhiều nơi học sinh không vào thư viện đọc sách vì thầy thư viện khó tính, khó gần.

Trong trường tiểu học, thời gian để đọc sách thư viện quá ít. Rất nhiều người cứ nghĩ rằng có sách trong thư viện ra chơi các em sẽ đến đọc. Con số đó chỉ 30%. Ra chơi, các em cần có nhiều nhu cầu khác để giải quyết, đã ngồi học suốt mấy tiếng, ra chơi cần phải vận động mới tốt cho cơ thể và trí não có hứng thú để học môn tiếp theo. Cả ngày học sinh bận học môn chính khoá kiếm ra thời gian để đọc sách ở trường là hiếm và rất ít.

Một số trường không cho học sinh mượn sách về nhà vì sợ mất sách. Sách chỉ được đọc trong giờ ra chơi cho nên khó thu hút học sinh đến thư viện và thời gian để học sinh có sách để đọc quá ít.

Các em đọc ít sách hay nhiều sách cũng không được sự động viên khích lệ của thầy cô nên không tạo được động lực thi đua và thói quen đọc sách. Muốn học sinh có thói quen đọc sách cần phải có đủ sách, đủ thời gian và có sự quan tâm khích lệ thường xuyên của thầy cô chủ nhiệm lớp và của nhà trường. Tất cả những điều đó phải được duy trì nhiều năm thì mới tạo nên sự thay đổi về chất.

Để học sinh tiểu học đọc nhiều sách hơn 

Muốn việc đọc sách đi vào chiều sâu và có hiệu quả thì phải có sự hướng dẫn đồng bộ bài bản trong ngành giáo dục, từ: bộ - sở - phòng - trường - giáo viên thành một chuỗi nhất quán.

Giới thiệu dưới cờ hàng tuần là hình thức được sử dụng ở nhiều trường và thường do nhân viên thư viện đảm nhận. Đây là hình thức đã cũ và áp lực dồn lên cho nhân viên thư viện quá lớn đồng thời ít được học sinh chú ý.

Cần đa dạng đối tượng giới thiệu sách với các hình thức: Học sinh trong lớp giới thiệu với bạn, thầy cô giáo giới thiệu cho học sinh trong lớp thường ngày, hoặc trong trường vào ngày thứ 2, ban giám hiệu nhà trường cùng tham gia giới thiệu - cách này tạo sự bất ngờ thú vị cho học sinh và cả giáo viên. Cách thức giới thiệu : ngắn gọn- truyền cảm - gợi hứng thú - đặt câu hỏi khi giới thiệu - để gây sự chú ý của đối tượng tiếp nhận.

Học sinh vùng biên háo hức với sách hay Hàng nghìn quyển sách hay đã được tặng cho học sinh hay huyện Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Long An trong dự án Sách hay cho học sinh tiểu học.

Xây dựng thư viện thân thiện là hình thức khá phổ biến đang trở thành trào lưu hiện nay. Thư viện thân thiện có không gian thoáng mát, không bị gò bó, có thể đọc sách ở tư thế thoải mái tại vườn trường, tại lớp, ghế đá, ngay từng góc lớp... Thời gian đọc không nên cố định theo giờ học. Có thể sớm hơn hoặc muộn hơn.

Màu sắc bài trí cần sinh động hấp dẫn tạo sự hứng thú khơi gợi bằng những hình vẽ ấn tượng và những dòng chữ gợi sự tò mò. Nhân viên thư viện cần thân thiện, niềm nở, tươi cười. Tặng kẹo, khen ngợi khi học sinh mượn sách hay trả sách đúng thời hạn.

Tổ chức các hoạt động sân khấu từ sách là cách thức được học sinh yêu thích, vì gắn với hoạt động tập thể và văn nghệ. Các hoạt động như diễn kịch, thi kể chuyện, thi đọc diễn cảm, đố vui có thưởng để kiểm tra kiến thức của học sinh sau khi đọc sách.

Mỗi trường nên phát động phong trào đọc sách theo chủ đề trong tuần, tháng. Các chủ đề lựa chọn về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước, về các đức tính kiên trì, hiếu thảo, trung thực, bảo vệ môi trường, động vật...

Bên cạnh sách giấy, hiện nay chúng ta có sách điện tử và sách nói. Nhưng sách điện tử không phù hợp với đối tượng học sinh cấp một bởi vì hại mắt và điều kiện về kinh tế chưa cho phép. Nhưng sách nói là một trong những biện pháp hữu ích.

Sử dụng sách nói vào buổi trưa và buổi tối là lựa chọn tối ưu cho những trường bán trú và nội trú. Sách nói chọn giọng đọc diễn cảm, nội dung nhẹ nhàng làm cho học sinh dễ thấm và dễ đi vào giấc ngủ.

Làm thế nào để thư viện không còn 'vắng hơn chùa Bà Đanh'?

Không chỉ đối mặt với tình trạng thưa vắng độc giả, ngành thư viện còn đứng trước nhiều thách thức khi xã hội phát triển về công nghệ mà cơ sở vật chất, cán bộ chưa thể đáp ứng.


Hoàng Thị thu Hiền

Bạn có thể quan tâm